xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tủa Chùa khóc vì thú chơi lục bình

Theo Mai Phương (Điện Biên Phủ Online)

Thời gian gần đây, thú chơi lục bình (hay còn gọi là lộc bình) bằng mắt nghiến (một dạng u bướu thân cây nghiến) đang trở thành trào lưu mới với nhiều người, ở nhiều gia đình không chỉ ở Tủa Chùa. Bởi vậy, bằng nhiều cách, mắt nghiến được những người sành chơi tìm mua, còn người dân thì vào rừng sâu săn lùng ráo riết loại vật liệu này.

Lục bình bằng mắt nghiến dần trở nên “sốt” nhưng sau thú chơi đó còn ẩn chứa nhiều hệ lụy.
 
Thú chơi phá rừng
 
Trong chuyến công tác tại huyện Tủa Chùa vào cuối tháng 11, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết nhiều gia đình ở đây đang đua nhau tìm mua các khúc gỗ lớn, nhỏ. Những khúc gỗ đó được chuyển xuống các xưởng mộc để tiện, đẽo thành các lục bình thành phẩm.
 
Khi bào nhẵn, khối mắt nghiến sẽ lộ các vân hoa tinh tế, uốn lượn trên bề mặt, trông lạ mắt. Lục bình được coi là vật phẩm biểu hiện cho sự giàu sang phú quý đem lại may mắn, tài lộc nên giá thành mỗi cặp lục bình khá cao. Trên 20 triệu đồng/cặp lục bình thành phẩm có kích thước khoảng 25 x 110 cm, và trở thành cơn sốt với nhiều gia đình trên địa bàn huyện.

img

Công nhân tại một xưởng gỗ chế tác lục bình từ mắt nghiến. Ảnh: M.P
 
Ông Trần Duy T., khu Thống Nhất, huyện Tủa Chùa sở hữu một đôi lục bình với giá 25 triệu đồng. Đó là đôi lục bình được làm từ phần mắt nghiến của cả cây gỗ. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng có phần mắt nghiến như vậy. Bởi, mắt nghiến là phần cứng nhất của cây gỗ nghiến, hình thành trong quá trình phát triển của cây khi bị sâu bệnh, sét đánh hay chặt, chém.
 
Do bị tổn thương, cây nghiến dồn dưỡng chất vào đó để bảo vệ nên phần này phát triển dị thường, tạo những phần mọc phình ra và bên trong thân có nhiều đường vân.
 
Theo ông T., để làm lục bình này, từ những ngày đầu tháng 11 ông phải nhiều lần đặt người dân săn gỗ ở một cánh rừng già trên địa bàn xã Xá Nhè, rồi đem tiện trong vòng 1 tháng mới hoàn thành.
 
Sau khi chuyển khúc gỗ về cho một nhóm thợ lành nghề tiện tại thị trấn, lục bình thành phẩm trông rất bắt mắt. Khắp bề mặt lục bình được tẩy bằng hóa chất, khoe các đường vân màu xanh, đen uốn lượn, cuộn sóng.
 
Không chỉ ông Trần Duy T. mà nhiều người dân khác ở huyện Tủa Chùa đang sốt sắng tìm mua các khúc mắt nghiến.
 
Tùy sở thích và túi tiền của người chơi, mắt nghiến được đem về các xưởng mộc, tiện, đẽo thành các cặp lục bình, tượng thần tài hay chỉ là nậm rượu, lọ hoa nhỏ dùng trang trí trên bàn, trong phòng khách.
 
Cứ 10 gia đình trên địa bàn thị trấn thì có tới 7 - 8 hộ có nhu cầu sắm lục bình bằng mắt nghiến. Và nhiều gia đình ở Tủa Chùa đang sở hữu đồ mỹ nghệ tinh xảo này với giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
 
“Cơn sốt sắm lục bình bằng mắt nghiến đã khiến nhiều người dân ở các xã tìm đến những cánh rừng già săn tìm gỗ nghiến. Để tìm được loại gỗ này, người dân phải bất chấp nguy hiểm vào tận rừng sâu tìm những cây nghiến cổ thụ xù xì, góc cạnh, cheo leo ở sát vách núi đá.
 
Anh Vàng A C., bản Lịch 2, xã Xá Nhè một trong những đầu nậu mắt nghiến, cho biết: "Mỗi lần lên rừng tìm mắt nghiến, tôi thường mang theo thức ăn và nước uống dự trữ, đi từ 3 4 ngày, có khi ở lại trong rừng cả tuần. Không phải cây nào cũng có mắt nghiến bởi nó chỉ có ở cây đã được trăm năm tuổi trở lên. Cả cánh rừng già có khi cũng chỉ tìm được một, hai cây có mắt nghiến".
 
Do nghiến là loại gỗ rất cứng, dai, bền nên mất công nhất là khâu gọt, đẽo sơ rồi vận chuyển về. Mỗi khúc mắt nghiến được đẽo thành kích thước từ 30 x 30 x 70 trở lên và bán với giá 5 - 7 triệu đồng.
 
Đến thăm một xưởng mộc của gia đình chị Phạm Thị H., thị trấn Tủa Chùa, chúng tôi thấy la liệt dưới nền xưởng là các khúc mắt nghiến lớn, nhỏ đang chờ đến lượt đưa vào máy chế thành sản phẩm.
 
Chị Phạm Thị H., cho biết: Thời gian gần đây nhiều người đem khúc mắt nghiến đến xưởng để tiện thành phẩm. Trung bình một ngày, xưởng có từ 2-3 người dân mang khúc gỗ này đến để tiện thành phẩm các loại nhưng chủ yếu vẫn là lục bình.
 
Tùy từng loại và kích thước, công tiện cũng khác nhau, khoảng 5 triệu đồng/cặp lục bình có chiều cao trên 1m, đường kính hơn 20cm; 1 triệu đồng/nậm rượu hay lọ hoa...
 
Hiện nay huyện Tủa Chùa có nhiều cơ sở và cá nhân thu mua mắt nghiến của người dân vùng cao đem xuống trung tâm huyện bán. Tùy vào kích thước và chất lượng, giá của mỗi khúc nghiến thô dao động từ 5 10 triệu đồng. Người dân chỉ cần ôm một khối mắt nghiến như vậy ra khỏi cửa rừng và đem bán là có thể kiếm được vài triệu đồng.
 
Và những hệ lụy
 
Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, tình hình an ninh trật tự ở các xã và xưởng chế biến. Không ít người dân bỏ nương, bỏ ruộng và gia đình vào chốn rừng sâu để mong tìm được mắt nghiến.
 
Còn các cơ sở thu mua, xưởng chế biến gỗ cũng tìm đến mọi nguồn hàng trên địa bàn, thu mua với số lượng lớn, giá chênh lệch rẻ, nhằm tranh giành giá thành sản xuất. Nhiều cánh rừng được coi là đất nghiến như: Xá Nhè, Trung Thu, Huổi Só, Mường Đun ngày ngày bị lùng sục, lén lút chặt phá, dẫn đến chảy máu tài nguyên rừng.

img

Lục bình, lọ hoa và nậm rượu thành phẩm được chế tác từ mắt nghiến.
 
Ông Phạm Đình Huề, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa- Điện Biên, cho biết: Những năm trước, khi người dân chưa biết đến mắt nghiến, họ thường tìm các cây gỗ nghiến để làm cột nhà, hoành, kèo hay tiện làm thớt. Vì vậy, các vụ bắt giữ trái phép lâm sản trên địa bàn trước đây chủ yếu là gỗ nghiến và một số loại khác.
 
Từ đầu năm đến nay, hạt kiểm lâm bắt 16 vụ cất giữ gỗ trái phép với 21,193m3 gỗ các loại. Trong đó, 400kg u bướu thân cây (hay còn gọi là mắt). Đây là con số nhỏ, bởi thực tế, số mắt nghiến được đưa từ rừng về làm đồ mỹ nghệ ở huyện lớn gấp nhiều lần.
 
Trước tình trạng trên, lực lượng kiểm lâm và công an thường xuyên phối hợp nhằm truy quét mạnh các vụ khai thác trái phép mắt nghiến. Sau khi nhận các nguồn tin báo, lực lượng kiểm lâm và công an nhanh chóng được triển khai xuống địa bàn các xã. Tuy nhiên, hầu hết khi cán bộ đến địa điểm báo tin thì lâm tặc đều đã bỏ chạy và chỉ còn hiện vật.
 
Do lợi nhuận từ việc khai thác mắt nghiến, các đầu nậu thường lợi dụng đêm tối để vận chuyển, thiếu chế tài xử lý khi mắt nghiến được sản xuất ra thành phẩm, nên việc ngăn chặn tình trạng trên gặp nhiều khó khăn.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo