15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện

Thứ ba, 24/12/2019 11:22

Trong số này có tỉ phú "bỏ túi" hơn 34 tỉ USD từ đầu năm...

Theo thống kê của Forbes, 15 người giàu nhất ngành thời trang sở hữu tổng tài sản 395,6 tỉ USD, trong đó đứng đầu là ông chủ của các thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Armani, Ralph Lauren, Uniqlo, Zara...

15. Ding Shizhong: 5,8 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 1.

15. Ding Shizhong: 5,8 tỉ USD

Ding Shizhong là chủ tịch, CEO của Anta Sports, một trong những hãng thời trang thể thao lớn nhất tại Trung Quốc. Anta Sports sở hữu các thương hiệu gồm Fila, Descente, và Kingkow, với doanh thu hơn 3,4 tỉ USD trong năm 2018.

14. Johann Rupert: 6,1 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 2.

14. Johann Rupert: 6,1 tỉ USD

Johann Rupert là chủ tịch của Financiere Richemont, hãng đồ hiệu xa xỉ Thụy Sỹ đứng sau các thương hiệu như Cartier, Chloé, và Montblanc. Tỉ phú người Nam Phi này lập Richemont - một công ty con của tập đoàn Rembrandt Group Limited (hiện là Remgro Limited), công ty do cha ông sáng lập vào những năm 1940.

13. Sandra Ortega Mera: 6,6 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 3.

13. Sandra Ortega Mera: 6,6 tỉ USD

Sandra Ortega Mera là con gái của người sáng lập thương hiệu Zara, Amancio Ortega và vợ quá cố của ông - Rosalia Mera. Sandra trở thành người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha sau khi mẹ qua đời. Bà sở hữu gần 4,5% cổ phần của Inditex - công ty mẹ của Zara, nhưng không tham gia vào hoạt động của công ty, theo Forbes.

12. Ralph Lauren: 6,7 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 4.

13. Sandra Ortega Mera: 6,6 tỉ USD

Ralph Lauren là chủ tịch của thương hiệu thời trang mang tên ông. Ông thành lập Ralph Lauren vào những năm 1960, khởi đầu với việc thiết kế cà vạt mang thương hiệu Polo và bán tại các trung tâm thương mại ở New York. Hơn 50 năm sau, thương hiệu nổi tiếng thế giới này mang về hơn 6,1 tỉ USD doanh thu (năm 2018).

11. Anders Holch Povlsen: 8,1 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 5.

11. Anders Holch Povlsen: 8,1 tỉ USD

Anders Holch Povlsen là CEO, chủ sở hữu duy nhất của hãng bán lẻ thời trang Bestseller của Đan Mạch - công ty do cha mẹ ông thành lập vào năm 1975. Ông trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty này vào năm 1990, khi mới 28 tuổi. Bestseller là công ty đứng sau 11 thương hiệu thời trang gồm Vero Moda, Only, và Jack & Jones. Povlsen hiện là người giàu nhất tại Đan Mạch. Tháng 4/2019, ba trong 4 người con của Povlsen đã thiệt mạng trong vụ nổ bom khiến ít nhất 290 chết tại Sri Lanka.

10. Giorgio Armani: 11 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 6.

10. Giorgio Armani: 11 tỉ USD

Giorgio Armani là người đồng sáng lập, chủ sở hữu của đế chế Armani, chuyên thời trang cao cấp, đồ thể thao, mỹ phẩm, nhà hàng, thiết kế nội thất, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... Nhà thiết kế thời trang người Italy thành lập công ty này vào năm 1975 sau khi bỏ dở trường y. Giờ đây, ông được xem là một trong những nhà thiết kế thời trang thành công nhất trong lịch sử Italy. Công ty của ông mang về doanh thu 2,3 tỉ USD trong năm 2018, theo Forbes.

9. Heinrich Deichmann: 11,5 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 7.

9. Heinrich Deichmann: 11,5 tỉ USD

Heinrich Deichmann là CEO của hãng giày Deichmann, công ty do ông nội ông thành lập vào năm 1913 tại Đức, khi đó chỉ là một tiệm sửa giày. Hiện Deichmann là một trong những hãng giày hàng đầu tại châu Âu với 3.989 cửa hàng tại Đức, Mỹ và khắp châu Âu.

8. Alain và Gerard Wertheimer: 16,6 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 8.

8. Alain và Gerard Wertheimer: 16,6 tỉ USD

Alain Wertheimer đồng sở hữu thương hiệu thời trang Pháp Chanel với em trai Gerard. Alain là chủ tịch của Chanel còn Gerard điều hành chi nhánh đồng hồ của công ty tại Thụy Sỹ. Anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế Chanel từ ông nội của họ, Pierre Wertheimer, người sáng lập thương hiệu này với tên gọi Gabrielle "Coco" Chanel vào năm 1913. Theo tờ New York Times, anh em Wertheimer là "những tỉ phú kín tiếng nhất làng thời trang".

''Mọi thứ đều là về Coco Chanel, về tất cả những ai làm việc và sáng tạo tại Chanel, chứ không phải về gia đình Wertheimer", Gérard Wertheimer nói với tờ New York Times vào năm 2002.

7. Stefan Persson: 18,8 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 9.

7. Stefan Persson: 18,8 tỉ USD

Chủ tịch thương hiệu thời trang H&M, Stefan Persson, sở hữu 32% cổ phần của công ty này. Trong khi đó, con trai ông, Karl-Johan Persson, là CEO của công ty. H&M Group cũng sở hữu các thương hiệu như Weekday, COS, và Monki, mang về doanh thu hơn 22 tỉ USD trong năm 2018. Công ty thời trang "ăn liền" Thụy Điển hiện có khoảng 4.700 cửa hàng tại 73 thị trường.

6. Leonardo Del Vecchio: 24,7 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 10.

6. Leonardo Del Vecchio: 24,7 tỉ USD

Leonardo Del Vecchio là người sáng lập hãng kính thời trang Luxottica, với các thương hiệu Sunglass Hut, Ray-Ban và Oakley, cũng như sản xuất kính cho các thương hiệu như Chanel và Bulgari, theo Forbes. Năm 2018, Luxottica sáp nhập với hãng mắt kính Pháp Essilor, trở thành nhà sản xuất và bán lẻ kính lớn nhất thế giới.

5. Tadashi Yanai: 29,8 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 11.

5. Tadashi Yanai: 29,8 tỉ USD

Tadashi Yanai là người sáng lập, chủ sở hữu đế chế thời trang Fast Retailing của Nhật, hãng bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo. Yanai, người giàu nhất tại Nhật, bắt đầu sự nghiệp tại cửa hàng may của cha mình ở một vùng ngoại ô nước Nhật, theo Bloomberg. Vào đầu những năm 1990, Yanai đổi tên công ty thành Fast Retailing, phản ánh chiến lược kinh doanh thời trang "ăn liền". Năm 1984, ông mở cửa hàng Uniqlo đầu tiên và đến nay mở rộng thành hơn 2.000 cửa hàng tại ít nhất 20 quốc gia. Fast Retailing có hàng nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, mang về doanh thu 16,9 tỉ USD năm 2017, theo Bloomberg.

4. Francois Pinault: 35,1 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 12.

4. Francois Pinault: 35,1 tỉ USD

François Pinault là người sáng lập, chủ sở hữu tập đoàn thời trang xa xỉ Kering với các thương hiệu như Gucci và Alexander McQueen. Ông là người giàu thứ hai tại Pháp, sau Bernard Arnault. Theo Bloomberg Billionaires Index, tính từ đầu năm 2019, tài sản của ông đã tăng hơn 9 tỉ USD.

3. Phil Knight: 38,5 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 13.

3. Phil Knight: 38,5 tỉ USD

Phil Knight là người sáng lập hãng giày Nike. Từng là vận động viên điền kinh, năm 1964, ông thành lập công ty mà sau này trở thành Nike cùng huấn luyện viên thời đại học của mình, Bill Bowerman. Knight rời chức chủ tịch của Nike vào năm 2016 sau 52 giữ cương vị này.

2. Amancio Ortega: 70,7 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 14.

2. Amancio Ortega: 70,7 tỉ USD

Theo cả Forbes và Bloomberg Billionaires Index, Amancio Ortega là người giàu thứ 6 thế giới. Khối tài sản 70,7 tỉ USD của đến từ tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu Tây Ban Nha, Inditex. Ông thành lập công ty này cùng với vợ cũ Rosalia Mera vào năm 1975 và hiện đây là hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới với các thương hiệu gồm Zara, Pull&Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius... Ortega sở hữu 59% cổ phần công ty này.

1. Bernard Arnault: 105,6 tỉ USD

15 tỉ phú giàu nhất ngành thời trang, châu Á chỉ có một đại diện - Ảnh 15.

1. Bernard Arnault: 105,6 tỉ USD

Bernard Arnault là chủ tịch, CEO của LVMH, hãng đồ hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới. Ông là người giàu thứ ba thế giới, chỉ sau Bill Gates và Jeff Bezos. LVMH là công ty mẹ của 75 thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Sephora, và Bulgari, và cả thương hiệu trang sức Tiffany & Co. sau thương vụ lịch sử vào tháng 11/2019. Theo Bloomberg Billionaires Index, từ đầu năm đến nay, tài sản của ông đã tăng 34,3 tỉ USD.

Theo Ngọc Trang (vneconomy.)

Gửi bình luận

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

Doanh nhân 10:35

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (Vietnam Traders Arbitration Centre “VTA”) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Châu Á Bắc Hải (Beihai Asia International Arbitration Centre “BAIAC”).

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Doanh nhân 14:00

Mark Zuckerberg - ông chủ Meta Platforms quay lại top 10 giàu nhất thế giới, bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như Bernard Arnault và Elon Musk, sau 3 năm vắng bóng. Năm 2024 này, Việt Nam cũng có 6 người trong danh sách người giàu thế giới.

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Thị trường 13:58

"Khi mua căn hộ đầu tiên mình đã không biết rằng đây sẽ là nơi bắt đầu cho cuộc sống mà mình mơ ước: Được làm điều mình thích, tạo ra thu nhập ổn định và sở hữu căn nhà đầu tiên có sắc màu riêng biệt - nơi an lý tưởng", chị H.Y.O (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Tài chính 15:42

Mặc dù xếp hạng Zacks nhấn mạnh vào ước tính lợi nhuận và điều chỉnh ước tính để tìm kiếm những cổ phiếu mạnh, nhưng chuyên trang này cũng hiểu rằng, nhà đầu tư có xu hướng phát triển chiến lược riêng của mình.

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Tài chính 15:41

Cùng chuyên gia First Option tìm hiểu và phân tích đầu tư vào cổ phiếu là một trong những phương pháp phổ biến để tạo ra lợi nhuận dài hạn từ thị trường tài chính.

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Số hóa 09:48

(NLĐO)- ĐH Kinh tế TP HCM vừa ký kết hợp tác mở rộng với ĐH Deakin (Úc) thống nhất mở thêm ngành đào tạo mới Business Analytics dành cho sinh viên Deakin Global Pathways yêu thích dữ liệu, công nghệ và kinh doanh.

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Tài chính 17:08

Tôi là Vũ - cậu thanh niên 26 tuổi đang chập chững tìm hiểu một phương thức đầu tư cho riêng mình, nhằm mục đích gia tăng tài chính cá nhân. Cũng giống như nhiều người khác, với tâm lý lo lắng, hoang mang tôi không biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu.

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Vật tư 15:35

Cửa kính cường lực và vách kính văn phòng ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Sau đây là những lưu ý khi thi công vách kính văn phòng.

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Tài chính 14:08

Thị trường cổ phiếu luôn là một nguồn đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ cách sinh lời trên thị trường này hiệu quả.

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Thị trường 11:27

Chỉ trong 2 năm đã sở hữu cho mình 3 căn hộ cho thuê, chị Oanh nhắn nhủ các bạn trẻ hãy mạnh dạn mua nhà sớm và cho thuê là giải pháp hay cho bài toán làm sao để mua được nhà.

XEM THÊM