xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục tái cấu trúc

Bài và ảnh: Nguyễn Minh

Tại hội nghị các nhà đầu tư tổ chức ở TP HCM ngày 19-8, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, tuyên bố sẽ thành lập công ty xử lý nợ xấu và tái cấu trúc toàn diện tập đoàn

Theo kế hoạch, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ phát triển 2 ngành chính: nông nghiệp (mía đường, cao su và cọ dầu) và bất động sản (chủ lực là dự án ở Myanmar), những lĩnh vực còn lại, HAGL sẽ bán bớt hoặc tách ra.

Sống nhờ cao su và mía đường

"Từ năm 2014 sẽ không ai nói HAGL là công ty bất động sản nữa, thay vào đó là cao su và mía đường" - ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy phần lớn trong số tổng lợi nhuận 499 tỉ đồng đến từ mía đường và cao su. Với 600 tỉ đồng kế hoạch còn lại của năm 2013, dự báo ngành cao su sẽ chiếm 50%.
 
img
Cao su sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho HAGL trong thời gian tới

Đối với ngành thủy điện, trước đây, HAGL xác định đây là ngành chiến lược; tuy nhiên, sau 4 năm hoạt động đến nay có 4 dự án thủy điện đi vào hoạt động có doanh thu, lợi nhuận nhưng chi phí vốn lớn nên tỉ suất lợi nhuận không còn cao, vì vậy HAGL quyết định bán các dự án thủy điện ở Việt Nam để trả bớt nợ và đầu tư vào các dự án đang hoạt động hoặc dự án mới tại Myanmar. Hiện các dự án thủy điện tại Việt Nam về cơ bản đã đàm phán ký kết xong, thu tiền gần xong, giảm được dư nợ vay 1.876 tỉ đồng.

Ngành khoáng sản cũng được thu hẹp hoạt động và sau đó bán đi. HAGL có 3 mỏ sắt tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau khi đi vào hoạt động, các mỏ này cũng gặp nhiều rủi ro về pháp lý, rủi ro dân sinh, xã hội nên HAGL quyết định đưa khoáng sản ra khỏi tập đoàn. Ngành gỗ, đá, HAGL cũng sẽ bán cổ phần các công ty cho người lao động đã gắn bó với tập đoàn từ những ngày đầu tiên và chỉ giữ lại khoảng 20% cổ phần.

Hiện HAGL đã trồng trên 10.000 ha mía. Với vùng nguyên liệu gần nhà máy, sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel, ngành mía đường của HAGL tỏ rõ ưu thế cạnh tranh, khi giá bán hiện tại khoảng 46 triệu đồng/tấn, trong khi giá thành bình quân khoảng 23 triệu đồng/tấn.

Làm sạch công ty mẹ

HAGL đã từng qua các giai đoạn: cổ phần hóa (năm 2006), tái cấu trúc (năm 2009) và hoạt động sau khi tái cấu trúc (năm 2010). Với lần tái cấu trúc này, ông Đức cho biết sẽ thành lập Công ty An Phú để xử lý các khoản nợ xấu, giúp báo cáo tài chính của công ty mẹ "sạch" hơn.

Theo kế hoạch, An Phú sẽ vay tiền của Tập đoàn HAGL 3.083 tỉ đồng để thanh toán các khoản mua công ty con và các dự án BĐS. Cá nhân ông Đoàn Nguyên Đức sẽ đứng ra bảo lãnh khoản vay này. Công ty CP Phát triển nhà Hoàng Anh sẽ điều động số tiền này để trả nợ cho công ty mẹ. Tiếp theo là bán cổ phần Công ty An Phú, tổng giá trị chào bán khoảng 360 tỉ đồng. Công ty mẹ sẽ chi cổ tức để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần Công ty An Phú.

Theo báo cáo, đến ngày 31-12-2012, tổng nợ của HAGL lên đến 16.000 tỉ đồng, trên vốn chủ sở hữu hơn 10.000 tỉ đồng. Mục tiêu của tập đoàn từ nay đến cuối năm là giảm nợ ròng còn 10.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu trên 12.000 tỉ đồng. Ông Đoàn Nguyên Đức tỏ ra rất tự tin về thành công của việc tái cấu trúc lần này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo