xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sớm có biện pháp giảm nợ xấu

MINH PHÚ

Nếu hàng tồn kho và nợ xấu không được giải quyết, doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn

Ngày đầu kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, vấn đề giải phóng hàng tồn kho và giải quyết nợ xấu đã được bàn luận sôi nổi trên nghị trường.

Ảnh hưởng dây chuyền

Mặc dù hàng tồn kho đang có xu hướng giảm dần (quý I/2012 tăng gần 35% so với cuối năm ngoái, quý II xuống còn 26% và đến hết quý III xuống còn hơn 20%) nhưng “thành tích”  đó chủ yếu là do các doanh nghiệp (DN) tạm ngưng hoặc tiết giảm sản xuất chứ không phải do sức mua thị trường tăng lên. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị từ nay đến Tết Nguyên đán, Chính phủ cần khẩn trương  giải quyết cơ bản 2 nút thắt của nền kinh tế là hàng tồn kho và nợ xấu. Hàng tồn kho lớn thì nợ xấu tăng và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho DN. Tính đến ngày 20-9, tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động là 40.190 đơn vị, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó có 6.503 DN giải thể và 33.597 DN ngừng hoạt động, tập trung chính vào các ngành nông, lâm, thủy sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống, khoa học, công nghệ, tư vấn, tài chính…
img
Thép là một trong những mặt hàng tồn kho lớn . Ảnh: PHẠM CÔNG
Thép, xi măng, vật liệu xây dựng, căn hộ chung cư, đất nền đang chiếm tỉ trọng lớn trong lượng hàng tồn kho, ảnh hưởng dây chuyền với nhau. Nhà đất không bán được thì vật liệu xây dựng không tiêu thụ được.

Rà soát, minh bạch nợ xấu

Cán bộ một chi nhánh ngân hàng cổ phần cho biết: “Khách hàng đến vay tiền bây giờ chủ yếu dùng để đảo nợ quá hạn, chứ vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh mới rất hiếm. Trong khế ước mới thường có cả khoản tiền lãi lâu nay chưa trả, do đó tuy dư nợ trên sổ sách tăng lên nhưng thực tế là giảm nếu tách khoản lãi vay ra”. Theo số liệu của cơ quan thống kê, đến hết tháng 9, dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM đạt 773.950 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 57%.

Số nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 202.000 tỉ đồng, con số Ngân hàng Nhà nước chốt vào thời điểm hết quý I năm nay. Trong hơn 6 tháng qua, nội dung này chắc chắn có thay đổi nhưng vẫn chưa được cập nhật nên bức tranh nợ xấu chưa rõ. Theo quy định, đối với nợ xấu ngân hàng phải trích lập dự phòng tài chính nhưng để có sổ sách đẹp, ngân hàng cho khách đảo nợ từ quá hạn thành nợ mới nên bức tranh thật về nợ xấu sẽ được che giấu hợp lệ. Để đạt hiệu quả kinh doanh cao, các ngân hàng phải đẩy lãi suất cho vay cao thêm nhằm bù cho nợ xấu, vì vậy dù vốn đang ế nhưng ngân hàng vẫn khó giảm lãi suất cho vay. Nếu nợ xấu không được giải quyết để khơi thông dòng vốn thì DN sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, tại diễn đàn Quốc hội, Ủy ban Kinh tế cho rằng cần có biện pháp rà soát, minh bạch và giảm nhanh số nợ xấu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo