xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường

HÀ LINH

Xu hướng chung của doanh nghiệp Việt Nam là ngày càng thu hẹp quy mô lao động trong khi tiếp tục tăng trưởng về vốn

Báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2012 với chủ đề “Chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy khả năng tiếp cận thị trường của các DN Việt Nam còn rất hạn chế.
 
img
Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh (KCN Hiệp Phước - TPHCM)
Ảnh: HỒNG THÚY

Cách làm đơn giản

Năm nay, nhóm nghiên cứu chọn 6 ngành tiêu biểu để phân tích, gồm: chế biến thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất cấu kiện kim loại, bán lẻ thực phẩm đồ uống, quảng cáo, giới thiệu xúc tiến thương mại. Xét ở góc độ năng lực tiếp cận thị trường, VCCI đánh giá cách tiếp cận thị trường của các DN Việt Nam còn khá đơn giản, chưa phù hợp với thị trường mục tiêu của từng lĩnh vực.

Ngành thủy sản đã có 15 năm tăng trưởng nhưng năng lực hội nhập quốc tế của DN vẫn chưa bền vững. Các DN này đang phải đối mặt với sự phân tán sức cạnh tranh rất nhanh và chủ yếu cạnh tranh bằng giá. Riêng đối với thị trường tôm, theo nghiên cứu 20 DN đứng đầu, độ phân tán tăng mạnh từ năm 2006-2007 và đặc biệt rõ trong giai đoạn 2009-2010. Đáng cảnh báo là công cụ giảm giá bán để cạnh tranh của nhiều DN đã khiến thủy sản Việt Nam luôn nằm trong nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, làm giảm sự phát triển bền vững của cả ngành.

Đối với ngành cơ khí chế tạo, DN đang hướng theo 2 thị trường chính, đó là trở thành DN phụ trợ cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tham gia vào tổng thầu cho các dự án lớn. Nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước của ngành này chỉ khoảng 20%-25%, trong khi kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách là 40%-60%. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng,  Tổng Thư ký VCCI, cách thức tiếp cận thị trường của các DN này khá đơn giản, chủ yếu nhìn từ góc độ nhà thầu, chứ chưa tiếp cận ở góc độ thị trường và nhà cung cấp.

Phụ thuộc vào vốn nợ

Điểm chung của cả 6 ngành là đều có sự tăng trưởng về số lượng DN, lao động, tài sản và doanh thu nhưng xu hướng chung của DN là ngày càng thu hẹp quy mô lao động, trong khi tiếp tục tăng trưởng về vốn.

Đáng lưu ý là chỉ số thanh khoản của các DN trong 6 ngành này đều có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2007-2010, trước khi được cải thiện vào năm 2011. Riêng ngành thủy sản luôn có chỉ số thanh khoản kém nhất. Toàn bộ 6 ngành lựa chọn nghiên cứu đều có chỉ số nợ không thỏa mãn giá trị kỳ vọng chuẩn và đang có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh tình trạng hoạt động kinh doanh của các DN ngày càng phụ thuộc vào vốn nợ bên ngoài.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đáng tiếc là hội nhập đã không đem lại sự trưởng thành vượt bậc cho các DN Việt Nam. Để “lớn lên”, ngay lúc này, từng DN phải tự tái cơ cấu để phát triển bền vững, không chạy theo ngành nghề nóng như bất động sản, chứng khoán…

VCCI cũng kiến nghị Chính phủ cần có cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là đối với DN nhỏ và vừa. Tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp khởi sự DN, xác định rõ mục tiêu chính sách và nhóm đối tượng cần hỗ trợ để tạo điều kiện kinh doanh thay vì dừng lại ở những ưu đãi hậu kinh doanh. Theo đánh giá của VCCI, ngoài hỗ trợ về chính sách thuế, những sự hỗ trợ khác đối với cộng đồng DN đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo