xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Huấn luyện trẻ biểu hiện cơn giận

BS. Phạm Ngọc Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

(NLĐO) - Trẻ em có thể giận hờn vì nhiều lý do khác nhau, có khi vì ganh tị với anh chị em, tranh giành đồ chơi, bị bắt nạt, hoặc vì cha mẹ không giữ lời hứa, cảm thấy thất vọng, buồn chán... Vì chưa biết cách biểu lộ sự tức giận bằng lời nói nên trẻ thường có những hành vi đáng tiếc, có thể làm người lớn tức giận

Một câu chuyện điển hình
Tuấn đi ngang qua bàn làm việc của cha trên có bày một bộ đồ nghề. Cu cậu quơ tay hất một vài đồ nghề xuống sàn. Hai cha con đã có cuộc đối thoại:
  
img
Ảnh minh họa: Internet
  
- Ba: “Con đang làm cái gì vậy?”.
- Tuấn: “Không gì hết!”
 - Ba: Con vừa mới hất đồ của ba đi! Con biết là ba đã mất cả buổi để xếp đồ cần dùng cho ngày mai mà.
- Tuấn: Vì ba không đi công viên với con.
- Ba: Thế thì con hất đồ của ba xuống sàn sao?.
 
Tuấn không nói gì và quay đi. Ba Tuấn đếm chậm từ 1 đến 10, rồi nói: “Con phải điên lắm mới làm như vậy!”. Tuấn nhìn ba một cách buồn và phẫn nộ.  Sau khi 2 cha con nhìn nhau tức giận vài phút, ba Tuấn mở lời: “Ba có thể thấy rằng con rất bực chuyện này”.
 
- Tuấn: Ba đã nói là mình có thể đi công viên chơi mà!
- Ba: Đúng, ba đã nói. Ba nhận thấy con thật sự bối rối khi ba đã không giữ được lời hứa của mình. Ba rất tiếc về chuyện đó, nhưng đó vẫn không phải là một lý do chính đáng để cho con hất đồ của ba xuống sàn nhà. Giờ thì ba cảm thấy rất bực. Ba sẽ thật sự vui hơn nếu con nói với ba rằng con đang tức giận.
 
- Tuấn: Vâng, nhưng ba đã hứa mà.
- Ba đứng về phía Tuấn và nhận lỗi: Ba biết là ba đã làm con thất vọng và con đang buồn. Ba cũng không thích khi có ai đó thất hứa với mình. Có vẻ cả 2 chúng ta đều dở hơi phải không?
- Tuấn: Vâng. Nhưng con vẫn muốn đi công viên.
 
- Ba Tuấn gợi mở: Con nghĩ mình có thể làm gì trong tình thế này? Có ý kiến gì không? Nếu không thì chúng ta hãy cùng xếp dụng cụ lại đúng chỗ rồi đi công viên nhé.
 
Bài học đơn giản không khó thực hiện
 
Trong câu chuyện trên, cả 2 cha con đều tức giận, nhưng người cha đã biết tự làm chủ cơn giận của mình bằng cách thầm đếm từ 1 đến 10. Một cách khác có thể áp dụng là hít thở sâu trước khi bình tĩnh nói chuyện với con. Thời gian đếm chậm rãi đến 10 và việc thở sâu sẽ giúp người đang giận bình tâm trở lại, giúp suy nghĩ thấu đáo hơn, không có những lời lẽ nặng nề và những hành vi không đẹp đối với trẻ như đánh mắng, phạt mà theo trẻ là không công bằng vì người lớn phạm lỗi trước...
 
Thường người lớn chỉ thấy hành vi trước mắt của trẻ là sai trái, vô lễ… nhưng không tìm hiểu vì sao trẻ lại có hành vi đó. Nguyên nhân làm con trẻ tức giận lại thường xuất phát từ người lớn, có khi là chính người tiếp nhận hành vi xấu của trẻ. Vì vậy, trước hành vi giận dữ của trẻ, người lớn cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, ôn tồn lắng nghe và nói chuyện với trẻ để cả hai cùng tìm biện pháp giải quyết vấn đề như trường hợp của cha con Tuấn.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo