xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin chào nhau giữa... Ơ-rô

Lý Lan

Thể hiện tinh thần quý trọng chủ nhà, hôm nay tôi nghiên cứu đội Thụy Sĩ và đất nước, con người Thụy Sĩ

Nghiên cứu xong thì tôi ngại ngần không biết viết sao. Nếu viết Thụy Sĩ là một trong những nước giàu nhứt thế giới thì rõ là xu nịnh, mà viết trong lịch sử 13 giải bóng đá Euro, đội Thụy Sĩ đứng ngoài rìa vỗ tay hết 10 lần, chỉ có hai lần xí được vé đi đá vòng loại, thì hơi bất nhã. Ấy là đã lờ đi chi tiết sở dĩ năm nay được “ô tô ma tíc” vô bảng phong thần là nhờ công đăng cai một nửa giải này.

Dân Thụy Sĩ mấy trăm năm trời chẳng biết chiến tranh là gì, cũng chẳng mấy khi nếm mùi bạo loạn, khủng bố, đói khổ, thậm chí thiên tai cũng hiếm. Tai họa khủng khiếp nhứt ở xứ đó trong năm qua là mùa đông đi trượt tuyết bị... té và bị tuyết lấp!

Dân số Thụy Sĩ ít hơn dân TPHCM, nước họ lại toàn núi non, có hai thành phố toàn cầu, Geneva và Zurich, nơi đặt trụ sở của những tổ chức quốc tế. Tưởng đâu họ có tinh thần toàn cầu tiêu biểu, nhưng hóa ra hổng phải vậy. Trong những vùng núi non mà không hẻo lánh, càng không lạc hậu, dân Thụy Sĩ (tự coi là chánh gốc), vẫn giữ nguyên phong tục tập quán, nhứt là tiếng nói của mình, tiếng Rômanxơ, mặc dù chỉ còn nửa triệu người trên thế giới này nghe hiểu tiếng đó. Dĩ nhiên mình cũng có thể chỉ ra mấy chục cộng đồng dân tộc xứ mình vẫn nói tiếng ông cha dù chỉ còn mấy trăm người nói thứ tiếng đó. Nhưng vấn đề là với 0,9% dân chúng nói tiếng Rômanxơ, nhà nước vẫn coi đó là “quốc ngữ”. Mà nước này có tới 4 quốc ngữ lận: Pháp, Đức, Ý và Rômanxơ. Một người bản ngữ Rômanxơ khi viết đơn từ cho nhà nước thì viết bằng chữ Rômanxơ và có quyền hiến định được nhà nước phúc đáp bằng chữ Rômanxơ trên văn bản. Tôi thiệt tình ganh tị điểm này! Một điểm khác cũng khiến mình ganh tị là trong Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, tức là nhóm lãnh đạo gồm 8 người dân cử của xứ sở đó có 4 bà cân xứng với 4 ông.

Cuối cùng, điều đáng nói nhứt là phép lịch sự Thụy Sĩ. Ở châu Âu, người ta ghép tính từ với dân tộc như vầy: Quyến rũ Pháp, bồng bột Tây Ban Nha, điên rồ Ý, tỉnh táo Thụy Điển, phớt lờ Ăng-lê và lịch sự Thụy Sĩ. Nhà văn Thụy Sĩ Jakob Stutz miêu tả đồng bào ông là “cộc và không ưa xã giao”. Nhà nghiên cứu Hauser, cũng dân Thụy Sĩ, thấy là dân mình chỉ muốn được yên thân và phép lịch sự Thụy Sĩ là nhũn nhặn và tránh bất đồng ý kiến. Cho nên mấy bữa nay, nhiều công dân Thụy Sĩ đáng kính nhận được những lá thư bất ngờ. Thư để trong phong bì lịch sự được gởi tới bằng bưu điện, với những lời lẽ nhã nhặn phong cách Bùi Giáng “Xin chào nhau giữa Ơ-rô”. Nội dung chính rằng: “Chúng tôi biết ông có thành tích quậy vẻ vang trong những mùa bóng đá trước đây, cho nên chúng tôi, cảnh sát Thụy Sĩ, xin thưa rằng ông đã lọt vào mắt xanh của chúng tôi và sẽ được ưu ái chăm sóc đến hành vi trong suốt mùa bóng đá này”.

Các hooligan cũng bày tỏ thái độ lịch sự rất ư Thụy Sĩ: Nhũn nhặn nhận thư và trước khi trận đấu khai mạc thì không bày tỏ ý kiến gì cả!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo