xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt bảo thủ, ôm đồm để đổi mới

Đặng Trinh

Đổi mới chương trình - sách giáo khoa và giáo dục ĐH là 2 vấn đề trọng tâm đặt ra nhằm đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ nỗ lực thoát khỏi sự trì trệ để đổi mới

“Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) không còn ôm đồm mà chỉ quản lý về mặt nhà nước. Trước đây, quyền của bộ lớn lắm nhưng giờ đã chuyển qua cho các trường tự chủ. Nhưng tự chủ cũng đi liền với trách nhiệm. Nhiều vấn đề cần phải công khai để xã hội giám sát”. Đó là khẳng định của ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, trong hội nghị về đổi mới giáo dục đang diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Tăng cường tự chủ ĐH

Ông Tuấn nêu thực trạng đến năm 2020, dự kiến cả nước có 4,5 triệu sinh viên nhưng giáo dục ĐH đang gặp nhiều thử thách khi chất lượng đòi hỏi cao nhưng chi phí đào tạo lại thấp. “Chúng ta đang hướng tới việc bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận ĐH và năng lực cạnh tranh giữa các trường với nhau. Chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được xây dựng theo hướng ứng dụng, nghiên cứu và thực hành” - ông Tuấn khẳng định.

 

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2014 tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2014 tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ảnh: TẤN THẠNH

 

Ông Tuấn cho rằng trước đây tính bảo thủ, ôm đồm tồn tại khá lâu ở nhiều cá nhân, đơn vị. Việc từ bỏ điều này là nỗ lực rất lớn để thoát khỏi sự trì trệ. Đến năm 2020, sẽ có 460 trường ĐH, CĐ, bộ sẽ rà soát và phân bố đồng đều mạng lưới trường giữa các vùng. Đồng thời, rà soát lại các cơ sở giáo dục, mạnh dạn xử lý những cơ sở không đủ điều kiện và năng lực giảng dạy; rà soát lại tên dịch ra tiếng nước ngoài của các trường ĐH. Đối với những người có học hàm giáo sư được hưởng lương như một chuyên gia cao cấp. Đồng thời cũng quy định rõ 2 mô hình hội đồng quản trị của trường ĐH không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận, phân biệt rõ hình thức sở hữu của 2 loại hình này.

Ông Tuấn cũng cho biết sắp tới, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ do các trường quyết định trên cơ sở năng lực đào tạo với các tiêu chí về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Theo quy chế về ĐH vùng, ĐHQG, quyền bổ nhiệm hiệu trưởng các trường ĐH thành viên do giám đốc ĐH vùng, ĐHQG bổ nhiệm cũng là minh chứng cho việc các trường được giao quyền tự chủ ngày càng lớn. “Các trường được hoàn toàn tự chủ ban hành chương trình đào tạo của mình. Bộ chỉ xây dựng một số mô hình, dự án điểm để giúp các trường tham khảo, học tập” - ông Tuấn khẳng định.

Khi các trường được quyền tự chủ nhiều hơn sẽ thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng, Bộ GD-ĐT cũng hướng các trường xây dựng chương trình đào tạo hướng đến tiếp cận thị trường lao động. Các trường phải rà soát, công bố chuẩn đầu ra, có điều tra của thị trường lao động.

Bộ chỉ quản lý chương trình khung

Ông Nguyễn Anh Dũng, Thường trực Ban Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông, Bộ GD-ĐT, cho biết nội dung chương trình giáo dục phổ thông sẽ tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở bậc THPT. Đây là xu hướng của thế giới, tuy nhiên, việc tích hợp ở chúng ta chưa triệt để, chương trình phân ban còn nhiều bất cập. Ông Dũng cũng nêu một số thay đổi về chương trình như ở lớp 1, 2, 3 sẽ có môn tìm hiểu tự nhiên, xã hội; lớp 4 sẽ phân 2 nhánh: tự nhiên và xã hội. Đối với môn sử, địa lớp 5 sẽ gọi là môn tìm hiểu xã hội.

Ở bậc THPT, tách thành 2 môn: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, vẫn có môn tích hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chương trình được xây dựng từ cách tiếp cận nội dung sang hướng phát triển năng lực gồm 2 bộ phận: chương trình khung và chuẩn của chương trình. Chương trình xây dựng tương ứng 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và cấp nghề nghiệp (THPT). “Bộ chỉ quản lý chương trình khung, dạy cái gì ở chương trình khung, học chương trình khung các em đạt được cái gì và để đạt được chuẩn đầu ra thì dạy như thế nào” - ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm bộ đã có sự chuẩn bị như: xây dựng đề án, thử nghiệm một số tiết dạy tích hợp, liên môn. Tuy nhiên trăn trở lớn nhất là đưa ra tiêu chí chọn lựa tác giả viết SGK, bộ có nhờ các tổ chức tiềm năng giới thiệu tác giả. Quan điểm là những tác giả xây dựng chương trình, SGK phải có người trẻ kết hợp với người đã từng có nhiều kinh nghiệm làm chương trình SGK và dứt khoát phải có giáo viên tham gia biên soạn.

Ông Nguyễn Anh Dũng bày tỏ trong những lần yêu cầu các trường ĐH, cơ quan có tiềm năng đề cử người viết sách, chỉ có các nhà khoa học cơ bản, không có giáo viên. Giáo viên chỉ thẩm định, thực hiện chương trình khi đã hoàn thành mà không được góp ý xây dựng chương trình. Vì thế lần này sẽ có tổng chủ biên chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quốc gia giáo dục chương trình môn học từ lớp 1 đến lớp 12, mỗi cấp học có chủ biên thực hiện nhiệm vụ, báo cáo trước tổng chủ biên và chắc chắn có sự tham gia của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông.

 

Không còn kiểm định kiểu “ao nhà”

Giải thích về việc thành lập 2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐH nhưng kết quả đánh giá thế nào, ông Tuấn lý giải trước đây việc kiểm định thường làm theo kiểu “ao nhà”, giờ thành lập trung tâm thì bắt buộc phải có kiểm định viên. Trong suốt thời gian qua đã có 55 kiểm định viên được đào tạo và đang tiến hành tổ chức, đánh giá, công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo đạt chuẩn. Ông Tuấn nói thêm sắp tới, việc xếp hạng các trường ĐH sẽ giao cho một tổ chức độc lập chứ không phải do bộ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo