xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạm tay vào ký ức mái trường

Hoàng Thị Thu Hiền (Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM)

Đối với tuổi học trò, ngôi trường giống như ngôi nhà thân thương của mình. Ta càng đi xa thì hình ảnh về ngôi nhà ấy càng đậm nét.

Theo năm tháng, không phải ngôi trường nào cũng mãi giữ được khuôn viên dáng hình. Cũng không thiếu những cảnh ngộ khi trò trở về trường cũ nhưng cảnh chẳng còn như xưa. Do vậy, phòng truyền thống chính là nơi lưu giữ ký ức về mái trường.

Từ trước đến nay, các trường vẫn xây dựng phòng truyền thống khá hình thức và đơn điệu: Trong một phòng diện tích chỉ vài chục mét vuông trưng bày mấy tấm hình của các vị hiệu trưởng các thời kỳ, vài ba bức ảnh học sinh ưu tú, bằng khen, giấy khen... Chính vì vậy mà phòng truyền thống của trường không được học sinh quan tâm. Nhiều em không hề bước vào phòng truyền thống. Trong thực tế hiện nay, ở những ngôi trường lớn có hàng trăm tuổi, phòng truyền thống cũng theo lối mòn ấy.

Phòng lưu giữ truyền thống của Trường Quốc học Huế Ảnh: THU HIỀN
Phòng lưu giữ truyền thống của Trường Quốc học Huế Ảnh: THU HIỀN

Hãy biến ngôi trường là nơi lưu giữ truyền thống chứ không nên bó hẹp trong khuôn khổ mấy chục mét vuông. Bức tường, hàng cây, phòng học, ghế đá, hành lang…, tất cả đều là nơi lưu giữ. Bức tường phía trước có thể ghi lại quá trình thành lập, phát triển của ngôi trường và những thành tích đạt được. Phía trong là nơi vinh danh học sinh tiêu biểu qua các thời kỳ. Bước vào trường là học sinh có thể thấy và chạm tay vào truyền thống của ngôi trường.

Học sinh, thầy cô cũ trở về trường hẳn ai cũng rất thích nhìn thấy kỷ vật từ thời của mình, đặc biệt là bàn ghế. Bàn ghế của các thời kỳ trước tồn tại được 50-60 năm, còn hiện tại dăm ba năm đã phải thay liên tục. Bởi vậy, một lần thay mới nên giữ lại vài bộ bàn ghế của từng thời kỳ và ghi rõ các niên khóa đã sử dụng. Những lớp có thành tích nổi bật của tháng sẽ được vinh dự vào học phòng đó.

Mỗi khóa nên có một tấm hình lớn treo tại chính căn phòng mà mình đã học. Sau 10 năm, hình đó sẽ được cất giữ vào phòng làm tư liệu - các thế hệ học sinh sẽ biết phòng mình những khóa trước có những ai. Đồng thời, đây cũng là một cách thức liên kết giữa các thế hệ và là cách trang trí phòng học thêm sinh động, ý nghĩa.

Trước mỗi phòng học có học sinh đã thành đạt - lãnh đạo, nhà khoa học, nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân uy tín - hay học sinh có đóng góp nhiều cho nhà trường, tham gia nhiều phong trào hoạt động xã hội và cả những thầy cô giáo được học trò yêu mến, nhà trường nên treo một tấm bảng ghi rõ người đó đã từng học tại phòng này, thậm chí cụ thể được cả vị trí chỗ ngồi. Chắc chắn học sinh sẽ rất thích và sẽ rất có tác dụng trong việc tạo nên động lực phấn đấu cho các em.

Mỗi lớp nên có một cuốn sổ lưu bút ghi cảm xúc của các thành viên trong lớp từ khi mới vào trường đến lúc mãn khóa. Với thầy cô giáo, cũng nên có một cuốn sổ như vậy. Điều này vừa thể hiện sự chân thực, đa dạng trong cảm xúc vừa là hình thức lưu lại bút tích của mỗi người. Sau này, chính họ khi tuổi đã “cổ lai hy” hoặc thế hệ con cháu của họ tìm đến xem lại sẽ rất thú vị.

Lưu giữ, phát huy truyền thống và xây dựng phòng truyền thống có một vị trí quan trọng đối với một ngôi trường và đối với tâm hồn học sinh. Điều này có động lực rất lớn trong việc học tập và rèn luyện, là cách bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến, gắn bó với quê hương, đất nước và là một cách níu giữ lòng người đi xa trở lại quê nhà.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo