xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên học thạc sĩ khi tốt nghiệp ĐH?

Bài và ảnh: Ánh Kim

Học một mạch lên thạc sĩ rồi mới đi làm là xu hướng ngày càng phổ biến trong du học sinh nhưng cũng có nhiều khó khăn tiềm ẩn cần phải cân nhắc kỹ

Là một học sinh giỏi, khi vạch ra kế hoạch du học Úc, Trần Thanh Điền (ngụ tại TP HCM) băn khoăn liệu có nên theo xu hướng hiện nay là học thẳng lên thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp ĐH? Đây cũng là băn khoăn của nhiều học sinh khi tính toán kế hoạch du học. Tuy có một số tiện lợi nhất định trong quá trình học cũng như có nhiều cơ hội việc làm nhưng du học sinh cũng cần cân nhắc những khó khăn đi kèm và mục đích của việc đeo đuổi học lên thạc sĩ.

Du học sinh học sau ĐH nhiều

Trong khi sinh viên bản xứ chủ yếu học xong cử nhân là đi làm thì sinh viên quốc tế lại có xu hướng học tiếp lên thạc sĩ. Ông Andrew Griffiths, Trưởng Khoa Kinh doanh tại ĐH Queensland (Úc), cho biết: Đa phần sinh viên ĐH là người bản xứ trong khi sinh viên quốc tế lại chiếm số đông trong các chương trình sau ĐH. Sinh viên bản xứ thường chọn học bằng cấp thứ nhất tại một trường nơi họ sống, trong khi sinh viên ở các bậc học cao hơn có xu hướng tìm những trường danh tiếng.

Cân nhắc kỹ mục đích khi học lên thạc sĩ. Trong ảnh: Tìm hiểu du học sau đại học tại Pháp
Cân nhắc kỹ mục đích khi học lên thạc sĩ. Trong ảnh: Tìm hiểu du học sau đại học tại Pháp

Theo quan sát của Huỳnh Anh Vũ, ĐH Swinburne (Úc), đối với sinh viên bản xứ, chỉ khi nào theo hướng nghiên cứu, học thuật, họ mới học tiếp lên sau ĐH, còn đa phần tốt nghiệp ĐH xong là đi làm và sau đó lấy các chứng chỉ của hiệp hội nghề nghiệp để có chuyên môn vững chắc trong công việc.

Mặc dù học tiếp lên thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp ĐH có nhiều điểm lợi như còn trẻ, còn nhiều năng lượng cho việc nghiên cứu và sau khi ra trường, sở hữu tấm bằng thạc sĩ sẽ được các công ty đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng... nhưng du học sinh cần phải xem xét liệu việc học như vậy có thật cần thiết với mình không?

Xác định mục tiêu học tập

Bạn Nguyễn Trần Duyên, du học sinh tại Mỹ, cho rằng việc học “một lèo” từ ĐH lên cao học có một số khó khăn như sau: Trong khi những bạn tốt nghiệp ĐH xong đi làm sẽ có cơ hội “tiêu hóa” mớ lý thuyết học được và ứng dụng những lý thuyết đó vào thực tiễn thì những bạn học tiếp lên thạc sĩ không được như vậy vì phải tiếp tục thu nhận thêm nhiều lý thuyết mới trong khi những lý thuyết cũ chưa “tiêu hóa” được, chưa có cơ hội để áp dụng vào thực tế. Học tiếp lên cao học ngay sau khi tốt nghiệp ĐH cũng làm cho bạn ít có điều kiện trau dồi thường xuyên các kỹ năng mềm như tin học, làm việc nhóm, thuyết trình… Trong khi nhờ  có nó, những bạn tốt nghiệp ĐH đi làm ngay sẽ trưởng thành hơn cũng như chịu được áp lực tốt hơn.

Do đó, một số chương trình thạc sĩ, đặc biệt là ở trường có thứ hạng, yêu cầu bạn phải có đủ một số năm kinh nghiệm đi làm nhất định. Ví dụ ứng viên vào chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của một số trường phải có độ tuổi trung bình 27 và cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc, bản thân gắn bó lâu dài và được thăng tiến trong công ty chính là một trong những tiêu chí xét tuyển rất quan trọng. Các du học sinh cho rằng học sau ĐH khi có kinh nghiệm làm việc sẽ giúp kiến thức thu nhận được mang tính thực tế cao và hiệu quả hơn khi áp dụng vào công việc sau khi tốt nghiệp.

Trước những băn khoăn của các học sinh đang vạch kế hoạch du học, bà Bùi Thị Như Huyền, Trưởng Văn phòng đại diện ĐH Swinburne tại Việt Nam, chia sẻ: Nếu du học sinh chọn theo hướng nghiên cứu thì phải học lên các bậc học cao hơn, còn nếu để đi làm thì cử nhân đã đủ giúp các bạn vào đời. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo