xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại học chưa được tự chủ chương trình

Hồng Ân thực hiện

Trong hai ngày 26 và 27-10, Trung tâm Đào tạo khu vực của Seameo tại Việt Nam phối hợp với Japan Foundation tổ chức hội thảo quốc tế về xây dựng và quản lý chương trình đào tạo ĐH. Phóng viên Báo Người Lao Động trao đổi với PGS-TS Đỗ Huy Thịnh, giám đốc trung tâm, xung quanh hội thảo này

. Phóng viên:  Theo kinh nghiệm của các nước, có cần thiết phải quy định chương trình quốc gia (chương trình khung) như Bộ GD-ĐT đang quy định cho các trường ĐH hiện nay không, thưa ông?


img
- PGS-TS Đỗ Huy Thịnh: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70 chương trình khung. Tuy nhiên, trên thế giới, ví dụ như Mỹ, Nhật... họ không làm chương trình khung. Chương trình đào tạo do trường ĐH quyết định. Mỗi chương trình phản ánh đặc thù địa phương, cộng đồng, các ngành nghề mà trường quan hệ...



. Như vậy, việc quy định chương trình khung có ảnh hưởng gì đến việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội?


- Đối với các nước, tự chủ ĐH là vấn đề đương nhiên. Trong tự chủ, một vấn đề không thể thiếu là xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay, các trường ĐH Việt Nam được tự chủ khoảng 20%-30% chương trình học (70% phải theo chương trình khung), tỉ lệ này quá hạn hẹp, không phát huy được năng lực tự chủ và sáng tạo của các trường và gắn với nhu cầu xã hội.

Do đó, các trường ĐH không ý thức được trách nhiệm của mình mà chỉ làm theo “đặt hàng” của chương trình khung. Nếu tự chủ 20%-30% thì không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Hơn nữa, trong một thế giới biến đổi nhanh như hiện nay, các ngành nghề sẽ mau lạc hậu, nếu đào tạo quá hẹp thì khi thay đổi ngành nghề mới, người học sẽ phải học lại từ đầu, như vậy sẽ gây lãng phí lớn và trái với nguyên tắc xây dựng chương trình học là phải công nhận kinh nghiệm và quá trình đào tạo trước đây của người học.

img
Sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm tế bào gốc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Ảnh: T. THẠNH


. Đối với các nước, bao lâu thì cần chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo?


- Ở nhiều nước, cứ khoảng 4-5 năm họ thay đổi chương trình đào tạo theo những nghiên cứu khoa học mà mục đích cuối cùng là để đáp ứng nhu cầu xã hội.


. Nhưng ở Việt Nam, việc thay đổi này rất chậm chạp?


- Đặc điểm của ĐH Việt Nam là không có tính cạnh tranh, giá nào cũng có sinh viên vào học nên các trường không có nhu cầu phải thay đổi, không kích thích các trường thay đổi. Đặt vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội là khó. Nhưng từng bước, vấn đề sẽ chuyển biến khi có những thay đổi lớn, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế và khi ĐH sẽ gặp khó khăn ngay chính trên sân nhà.


. Các trường ĐH cũng đang lần lượt xây dựng “chuẩn đầu ra” cho từng ngành học nhưng cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?


- Một chương trình học được xây dựng trên 4 tiêu chí: mục tiêu, phương pháp, nội dung, cách đánh giá. Chuẩn đầu ra chính là đáp ứng mục tiêu cụ thể đạt được của chương trình.

Chuẩn đầu ra không tách rời chương trình đào tạo và là cái cần xác định đầu tiên khi xây dựng chương trình học. Không có chuẩn đầu ra chung cho tất cả các ngành nghề (ngoại trừ một số kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp...). Do đó, không nên đặt vấn đề là phải xây dựng chuẩn đầu ra biệt lập. Cái này đã xác định trong phần mục tiêu, đối với nhu cầu người học, năng lực nhà trường và kể cả nhu cầu cộng đồng xã hội. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo