xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỷ luật ở Trường Lương Thế Vinh: Nghiêm khắc hay hà khắc?

Trang Nguyễn

(NLĐO) - "Bão" dư luận quanh lời tố cáo của một phụ huynh về trường THPT dân lập Lương Thế Vinh vẫn chưa phân thắng bại.

Người lên tiếng phản bác lối kỷ luật có phần hà khắc của nhà trường, người lại ủng hộ siết chặt nề nếp kỷ cương. Tôi muốn hỏi cả nhà trường và gia đình: Sao chẳng cảm thông cho "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò"?

Chẳng phải tự nhiên mà tuổi học trò được xếp vị thứ ba trong câu nói dân gian ấy. Hiếu động, nghịch ngợm, đôi lúc ương bướng một chút làm nên "hương vị" của tuổi tuổi cắp sách đến trường. Ai đã trải qua thời đi học mà chẳng có đôi lần trễ học, lười viết bài, ăn quà vặt trong lớp,… Chỉ cần các con không hỗn láo, không dối thầy lừa cô, không tụ tập bè nhóm đánh đấm, dọa nạt bạn yếu thì tôi nghĩ những lỗi lầm khác đều có thể cảm thông được.

Thế hệ chúng tôi lớn lên, rời mái trường trung học, bước vào giảng đường vẫn mang vẹn nguyên những kỉ niệm về lời nhắc nhở, la mắng, thậm chí là một vài roi của thầy cô. Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng thầy, biết ơn cô và thầm cảm ơn cái roi ấy giúp mình biết nhận ra lỗi lầm, dừng chân đúng lúc và nên người. Thầy cô có lúc nghiêm khắc, có lúc dễ gần, có lúc "tặng" roi cho trò, có lúc lại đem kẹo để "dỗ" trò lớp 12 học thuộc từng câu trong đề cương ôn tập.

Các nhà giáo ngày ấy nghiêm khắc nhưng không hà khắc. Mặc dù một lòng kính trọng GS. Văn Như Cương (Chủ tịch HĐQT trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) nhưng thú thật, tôi chưa đồng tình với quan điểm của thầy rằng "Chúng tôi nghiêm khắc đi kèm sự bao dung". Bởi lẽ, nếu như những tố cáo của phụ huynh trong bức tâm thư "Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh – chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt" là đúng sự thật thì những hình thức kỷ luật của nhà trường quá nghiêm khắc.

Bản kiểm điểm "nhiều như cánh bướm" quả làm làm khổ học sinh. Hễ đi học muộn, nói chuyện trong lớp học, không ghi bài đầy đủ, áo quần tóc tai không gọn gàng,… là y như rằng viết kiểm điểm, đưa phụ huynh ký. Mà mỗi lần trình tờ giấy có ba chữ "Bản kiểm điểm" ấy trước măt cha mẹ áp lực thế nào chúng ta đều hiểu. Nếu may mắn gặp phụ huynh hơi "thoáng" trong cách dạy con, trẻ bị nhắc nhở, mắng vốn vài câu. Chứ bằng không sẽ là roi vọt, đánh đập.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là cần thiết. Tuy nhiên là phụ huynh, có lẽ việc nhà trường cứ liên tục mời phụ huynh họp vì lỗi này lỗi kia cứ dồn nén lại thành bức xúc, bức bối. Và rồi chính con cái lại phải gánh lấy cơn tức giận của bố mẹ. Trẻ không chỉ sợ đến lớp đối diện với thầy cô mà còn sợ về nhà đối diện với khuôn mặt cau có của bố mẹ.

Áp lực từ nhà trường rồi áp lực từ gia đình cho mấy cái lỗi thuộc về lứa tuổi tinh nghịch có đáng không? Bên cạnh đó là việc mặt bằng chất lượng Trường Lương Thế Vinh khá cao, các em đều phải cạnh tranh thi tuyển đầu vào. Nghĩa là bên cạnh năng lực, các em đã có một nền tảng về nhân cách, nề nếp nhất định. Vậy thì việc áp dụng các hình thức kỷ luật chỉ nên mang tính giáo dục, định hướng thái độ, hành vi, phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh, thay vì cứ mãi phạt, phạt, và phạt.

Mặt khác, dư luận lên tiếng phản pháo cách giáo dục hà khắc của nhà trường cũng bởi cách trả lời có phần vô cảm của nhà trường mà đại diện là cô hiệu phó và giáo viên chủ nhiệm: "Chúng tôi không bắt buộc con chị phải học ở đây. Chị hoàn toàn có thể chuyển con chị sang học một ngôi trường khác…", "Tôi cũng có quyền từ chối dạy học sinh nào mà tôi không thích".

Kỷ luật ở Trường Lương Thế Vinh: Nghiêm khắc hay hà khắc? - Ảnh 1.

Học sinh Trường dân lập Lương Thế Vinh Hà Nội. Ảnh: INTERNET

Hai câu nói lạnh lùng, thẳng thừng từ chối trách nhiệm giáo dục học sinh nào dám làm sai nội quy, làm trái ý giáo viên. Thêm vào đó là cách khảo sát ý kiến đổi giáo viên chủ nhiệm lớp của nhà trường cũng có phần o ép, chĩa "mũi nhọn" về phía cô học trò có người mẹ dám lên tiếng tố cáo giáo viên. Chính điều đó đã thổi bùng lên cơn giận của dư luận.

"Trường học thân thiện" mà ngành giáo dục đang hướng tới chưa bao giờ là sự phủi bỏ trách nhiệm giáo dục trẻ, là khuôn mặt "đằng đằng sát khí" của thầy cô, càng không phải là lời tố cáo, đấu đá giữa nhà trường và gia đình!

Sự bất đồng ý kiến trong phương pháp giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình lẽ ra cần được giải quyết một cách nhẹ nhàng hơn. Gia đình cần đặt mình vào vị trí của con trẻ để hiểu, cảm thông và bao dung với lỗi lầm của con. Nhà trường cũng cần lắng nghe góp ý từ phía phụ huynh học sinh thay vì cứ mãi khư khư bảo vệ quan điểm của mình. Lúc ấy, tiếng nói đồng điệu của cha mẹ và thầy cô dễ gặp nhau và câu chuyện buồn về giáo dục đã chẳng xảy ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo