xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải chấm dứt loạn trường, loạn thu

Thái An

Cấp tín dụng ưu đãi thay cho miễn học phí học sư phạm

Tiếp tục phiên họp thứ 24, ngày 3-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.


Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chính phủ đề nghị sửa đổi bổ sung quy định điều kiện về thành lập trường theo hướng chặt chẽ hơn để bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục, trên tinh thần chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục, khắc phục tình trạng thành lập ở những lĩnh vực không đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị.


Để phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý giáo dục, dự án luật dự kiến giao một số thẩm quyền thuộc Thủ tướng cho Bộ GD-ĐT. Theo Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, cần rà soát nghiên cứu để các quy định về thẩm quyền giữa Thủ tướng, bộ trưởng GD-ĐT và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề có sự đồng bộ, thống nhất và phù hợp với nguyên tắc chung.

img
Nhà nước sẽ miễn học phí cho người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, sinh viên sư phạm bằng  chính sách cho hưởng tín dụng ưu đãi. Trong ảnh: Sinh viên và phụ huynh đóng học phí năm học mới 2009 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM. Ảnh: N. HỮU


Cần phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn, theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho địa phương, cơ sở giáo dục nhiều hơn, nhất là các trường ĐH. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường bổ sung quy định về tiêu chí và cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát các trường.


GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, lưu ý: Hiện nay còn có sự nhầm lẫn về nhận thức và vận dụng giữa học phí, phí dịch vụ và tiền đóng góp các loại quỹ trong nhà trường, dẫn đến tình trạng thu bổ tùy tiện ở một số cơ sở.

Ông đề nghị làm rõ hơn khái niệm “học phí”, cân nhắc lại quy định “Ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, người đi học hoặc gia đình không phải đóng góp khoản tiền nào khác để phù hợp hơn với thực tiễn”.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, cho biết trước đây có trường đã thống kê được tới 30 khoản đóng góp khác nhau. Tình trạng thu bổ tùy tiện dù được hạn chế nhưng đến nay vẫn không khắc phục được. “Quan điểm cá nhân tôi vẫn không thay đổi là ngoài học phí và lệ phí, người học không phải đóng khoản nào, phần còn lại Nhà nước phải gánh” - bà Mai tỏ thái độ rõ ràng.


Trước khi bế mạc phiên họp thứ 24 vào chiều 3-10, Ủy ban Thường vụ QH đã bàn thảo lần cuối cùng chương trình kỳ họp thứ 6 QH khóa 12. Dự kiến, kỳ họp này sẽ khai mạc ngày 20-10 và kéo dài đến cuối tháng 11-2009.

Một trong những thay đổi lớn về chính sách giáo dục sắp tới là Chính phủ đề nghị thay đổi chính sách miễn học phí cho người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, sinh viên sư phạm bằng chính sách cho hưởng tín dụng ưu đãi.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giải thích: Qua 3 năm thực hiện Luật Giáo dục, nhờ quy định về miễn học phí, nguồn tuyển sinh vào các trường sư phạm được nâng lên cả chất lượng lẫn số lượng. Qua đó, chất lượng đội ngũ nhà giáo cũng được nâng lên.

Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người tốt nghiệp đã không làm công tác giáo dục, gây lãng phí lớn cho nguồn ngân sách vốn hạn hẹp; gây mất công bằng trong chính sách học phí.

Việc thay đổi này chỉ đơn giản là nếu sau khi ra trường, người tốt nghiệp sư phạm vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục hoặc làm công tác quản lý giáo dục trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đủ thời hạn theo quy định thì không phải hoàn trả khoản tín dụng đã vay để chi trả học phí.

Vẫn một chương trình, một bộ sách giáo khoa

Dù đã dự kiến bổ sung nội dung một chương trình giáo dục phổ thông sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau nhưng cuối cùng dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chính thức được trình chỉ còn quy định về trách nhiệm của bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong việc quy định tiêu chuẩn về SGK; việc biên soạn, tổ chức dạy thí điểm, thẩm định và quyết định chọn sách để sử dụng làm SGK.


“Bộ GD-ĐT đã có nhiều hội thảo khoa học về một chương trình cần nhiều bộ SGK khác nhau nhưng cuối cùng vẫn không đưa vào luật được.

Dù lần sửa đổi này không trình nhưng tôi vẫn đề nghị một chương trình phải có nhiều bộ SGK” - bà Trương Thị Mai yêu cầu. GS Đào Trọng Thi nhận xét: “Việc xây dựng chương trình giáo dục và SGK còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận và tin tưởng trong cộng đồng chuyên môn cũng như xã hội nói chung”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo