xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ bài báo của Caroline Kennedy

TƯỜNG MINH

Việc Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm bà Caroline Kennedy vào vị trí đại sứ tại Nhật Bản được xem là cú đột phá.

Trong khi các đại diện ngoại giao của Mỹ được chọn lọc dựa trên những tiêu chí đa dạng thì việc bổ nhiệm bà Caroline Kennedy vào chức vụ đại sứ tại Nhật Bản có lẽ là lần đầu trong lịch sử, chủ yếu vì bà đã viết một bài báo ở chuyên mục chính kiến.

Hồi đầu năm 2008, trong những ngày ông Obama gần như không thể trở thành người được Đảng Dân chủ chỉ định cho cuộc đua giành chức tổng thống, bà Kennedy đã viết một bài báo ngắn trong chuyên mục chính kiến của báo The New York Times với tựa đề “Một tổng thống giống như cha tôi”. Trong đó bà mô tả ông Obama như là người có thể truyền cảm hứng cho một thế hệ mới những người Mỹ như cha của bà, Tổng thống John F. Kennedy, đã từng truyền cảm hứng cho thế hệ trước. Ngay tức thì, bài viết đã đẩy vị thế của ông Obama lên. Và cùng với sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, bài viết  mang lại sức bật cho ứng viên người da đen trong cuộc đua ngang ngửa với đối thủ cùng đảng Hillary Clinton.

Ngoài bài viết ở mục biểu tỏ quan điểm, bà Kennedy không có sự gợi ý nào, dù nhẹ nhàng nhất, về phẩm chất để trở thành một đại sứ tại Nhật Bản. Được đào tạo với tư cách luật sư, người phụ nữ 56 tuổi này đã trải qua một cuộc sống đáng nể trọng về sự tận hiến cho phẩm hạnh gia đình, cho các tổ chức phi lợi nhuận và công việc viết lách. Nhưng bà không có kinh nghiệm cụ thể nào với Nhật Bản, không kinh qua hoạt động ngoại giao hay các vấn đề đối ngoại và cũng chưa nếm trải hoạt động chính quyền.

Điều này được minh họa rõ qua lời bình của cựu trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell trên tờ The New York Times, thông báo sự bổ nhiệm bà Kennedy. “Đối với những ai cho rằng bà ấy không biết nhiều về Nhật Bản, tôi thừa nhận, nhưng Walter Mondale cũng vậy thôi” - ông Campbell nói, đề cập cựu phó tổng thống từng phục vụ ở Nhật Bản với tư cách đại sứ. Và ông nhấn mạnh: “Những gì các bạn thật sự muốn ở một đại sứ là ai đó có thể hỏi ý kiến tổng thống Mỹ trên điện thoại. Tôi không nghĩ có người nào đó ở Mỹ làm việc này nhanh hơn Caroline Kennedy”.

Thế nhưng, một số nhà phân tích không đồng tình với bình luận của ông Campbell bởi ông đã không xét đến kế sách ngoại giao và kinh nghiệm hoạt động chính quyền của ông Mondale, một cựu phó tổng thống và thượng nghị sĩ. Họ lập luận trong quá khứ, những người được chọn làm đại diện ngoại giao đã gửi thông điệp đến Nhật Bản rằng nước Mỹ xem nhiệm vụ đại diện nước này tại Nhật là ưu tiên và danh giá rất cao.

Thế nên theo họ, cho rằng công việc chính của một đại sứ là thỉnh thị ý kiến tổng thống trên điện thoại - như Caroline Kennedy - là đánh giá quá thấp vai trò của Bộ Ngoại giao và chính phủ Mỹ trong quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản hay bất cứ chính phủ nào khác và do đó, việc bổ nhiệm bà gửi đi một thông điệp gây nhầm lẫn về chính trường và các giá trị Mỹ.                       

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo