xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội hàng dệt may vào Mỹ

PHƯƠNG NAM

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang đàm phán, nếu hoàn tất trong năm nay, sẽ thúc đẩy cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ

Năm 2012, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Trong tổng số 15,1 tỉ USD xuất khẩu dệt may cả nước, kim ngạch xuất qua Mỹ chiếm 49,4%, tương đương 7,46 tỉ USD.
 
img
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ
Ảnh: TẤN THẠNH

 Thị trường lớn nhất

Bộ Công Thương cho biết trong quý I năm nay, xuất khẩu hàng sang Mỹ đạt 3,15 tỉ USD, trong đó dệt may tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu với kim ngạch 1,25 tỉ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Hải quan, Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc là 4 thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm thị phần lớn nhất. Số liệu thống kê của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA) cho thấy năm 2012, hàng dệt may Việt Nam chiếm khoảng 7,6% thị trường này. Dù năm qua Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ tất cả các nước giảm 0,4% nhưng riêng nhập khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.  Theo các chuyên gia kinh tế, đến nay, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán có thể đem lại cơ hội mới, rất lớn cho xuất khẩu, trong đó có dệt may vào thị trường Mỹ.

Kỳ vọng hưởng thuế suất 0%

Tại hội thảo về TPP mới đây ở TPHCM, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết tham gia TPP sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường các nước, nhất là Mỹ, với nhiều mặt hàng thế mạnh như dệt may, thủy sản, giày dép…

Giáo sư Peter A.Petri, ĐH Brandeis (Mỹ), nhận xét một số ngành hàng đang rời Trung Quốc, dịch chuyển đến Ấn Độ, Đông Âu và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). TPP nếu được ký kết sẽ tác động lớn đến sự dịch chuyển này, biến Việt Nam thành điểm đến hứa hẹn cho nhiều ngành kinh tế. Trong xu hướng dịch chuyển này, một phần lớn thị phần xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở thành của Việt Nam nếu Việt Nam đàm phán được các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ trong ngành dệt may, da giày… Nghiên cứu của vị giáo sư này cho thấy hàng dệt may, quần áo, giày dép và thiết bị vận tải sẽ là những mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất từ TPP.

Ông Trần Việt, Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế của Vitas, nhận định: Cơ hội lớn nhất khi tham gia TPP đối với ngành dệt may trong nước là giảm thuế. Hiện hầu hết các mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đều chịu thuế suất bình quân 17,3%, cao nhất là 32% nhưng sẽ kỳ vọng có cơ hội hưởng mức thuế suất 0% nếu TPP được ký kết. Đó là cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa dệt may tới các nước TPP, trong đó chủ yếu là Mỹ. Lúc đó, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ có thể tăng 12%-13%/năm, thay vì mức 7%/năm như hiện nay. Việt Nam còn có cơ hội thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là dệt và nhuộm, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa dệt may địa phương và cải thiện lợi thế cạnh tranh.
 

3 cột mốc của ngành xuất khẩu dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết 3 cột mốc đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xuất khẩu dệt may là Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) năm 2000, việc gia nhập WTO năm 2007 và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật năm 2008. Các cột mốc này giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Mỹ, thứ 3 của Nhật và thứ 5 của EU.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo