xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp thủy sản thiếu vốn

NGUYỄN HẢI

Hiện chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra nhưng nhiều đơn vị trong số này chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng

Tại hội thảo về  hỗ trợ hội viên thích ứng với khủng hoảng kinh tế do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổ chức tại TPHCM vừa qua, các doanh nghiệp cho biết do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và đặc biệt là thiếu vốn nên nhiều đơn vị không đạt chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu.

Không thể ký các hợp đồng lớn

Ông Lâm Ngọc Hải, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản Sài Gòn - Mê Kông, cho biết cả năm 2012, doanh nghiệp luôn thiếu vốn để mua nguyên liệu nên sản lượng xuất khẩu các mặt hàng cá tra, cá basa giảm khoảng 5% so với năm 2011. Hiện công ty đang có nhiều đơn hàng cho quý I/2013, nhưng vì không có vốn mua nguyên liệu nên chỉ có thể nhận những đơn hàng vừa phải chứ không thể ký các hợp đồng lớn.
 
Năm qua, do thị trường nhập khẩu châu Âu áp dụng các yêu cầu khắt khe về chất lượng nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam tập trung xuất sang thị trường Mỹ khiến việc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Giá xuất khẩu mặt hàng cá tra sang Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất làm doanh nghiệp đã khó càng khó hơn. Theo ông Hải, lúc này, doanh nghiệp nào có đơn hàng thì may mắn cũng chỉ lãi chút ít hoặc hòa vốn; còn nếu không tính toán  kỹ, quản lý không tốt, gây phát sinh nhiều chi phí thì có thể sẽ bị lỗ.
img
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thủy sản không tiếp cận được vốn ngân hàng.
Trong ảnh: Chế biến cá tra tạiCông ty Thủy sản Bình An. Ảnh: HỒNG THÚY

Bà Nguyễn Thị Hồng Anh, đại diện Công ty CP Thủy sản Cửu Long, cho biết do thiếu nguyên liệu, cộng với rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu và đặc biệt thiếu vốn trầm trọng nên đến nay, sản lượng tôm xuất khẩu của doanh nghiệp giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian gần đây, do thanh khoản ngân hàng tăng, lãi suất hạ, doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng với lãi suất 11%/năm. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn hiện nay, mức lãi tín dụng này vẫn còn cao, nếu vay để làm ăn, doanh nghiệp cũng khó  có lãi.

Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến hết tháng 9-2012, dư nợ cho vay để nuôi trồng, tiêu thụ, xuất khẩu cá tra đạt trên 20.700 tỉ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, ông Lâm Ngọc Hải cho biết Công ty TNHH Thủy hải sản Sài Gòn - Mê Kông mới chỉ nghe nói về số tiền này chứ chưa hề được tiếp cận. Trong một cuộc họp mới đây, ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương, cho rằng cần phải xem lại con số tín dụng nói trên vì hiện chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra nhưng nhiều đơn vị trong số này chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Để giúp các doanh nghiệp hội viên vượt qua khó khăn, cuối tháng 11 vừa qua, VASEP đã có công văn kiến nghị Chính phủ nhiều biện pháp tháo gỡ cho nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. Trong đó có kiến nghị Chính phủ về việc đưa nghề kinh doanh cá tra vào nhóm nghề đặc thù, có điều kiện.
 
Cần dãn nợ và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp cá tra thực sự có năng lực sản xuất và xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục vay vốn mới để sản xuất, kinh doanh. Vốn vay ngắn hạn mà doanh nghiệp đã sử dụng đầu tư vào nuôi cá tra cần được chuyển sang trung hạn, đồng thời cần tăng phân bổ cho vay trung hạn để doanh nghiệp trong ngành cá vượt qua khủng hoảng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo