xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HCM Expo 2013 tại Myanmar - cơ hội vàng cho các doanh nghiệp

THANH THỦY

Với việc Mỹ và phương Tây từng bước tháo dỡ cấm vận đối với Myanmar, cùng các chính sách cởi mở, đột phá trong cơ chế Luật Đầu tư nước ngoài được Tổng thống Thein Sein ban hành ngày 2-11­2012 đã tạo đòn bẩy phát triển nền kinh tế thị trường, khiến Myanmar trở thành “mỏ vàng” thu hút đầu tư từ khắp các quốc gia trên thế giới, điển hình là Việt Nam.

Mảnh đất vàng ở châu Á

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 12­2011 và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Thein Sein tháng 3-2012 đã nâng quan hệ của hai nước lên tầm cao mới. Cụ thể, tính đến cuối năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Myanmar đạt 117,8 triệu USD; tăng 42,9% so với năm 2011.
 

img

 
Đồng thời, theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết quý I/2013, Việt Nam có 8 dự án đầu tư tại Myanmar, tổng vốn hơn 332 triệu USD, bao gồm: dự án khai thác đá màu tại Rakhine của Công ty Simco Sông Đà; dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ của Hoang Anh Gia Lai,… đã giúp Việt Nam tăng từ vị trí 22 cuối năm 2012 lên thứ 8 trong số 59 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vốn vào Myanmar.
 
Không chỉ thế, cuối năm 2011, kể từ khi Vietnam Airlines chính thức mở đường bay thẳng Hà Nội/TP HCM ­Yangon, lượng khách du lịch Việt Nam sang Myanmar đã tăng gấp 2 - 3 lần so với năm 2010. Từ những con số biết nói trên, có thể dễ dàng nhận thấy Myanmar, đất nước Chùa tháp cổ kính, đang ngày càng trở thành một “cơn sốt” đối với các doanh nghiệp (DN), cũng như khách du lịch Việt Nam.
 
HCM Expo 2013 tại Myanmar ­Cầu nối giao thương hữu ích
 
Nhận định về thị trường Myanmar tại Hội nghị xuất khẩu 2012 do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư (ITPC) tổ chức, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group -đầu mối chính phân phối hàng Việt Nam tại Myanmar hiện nay, ông Trần Kim Chung, cho rằng trên đà lợi thế hàng Việt Nam được người tiêu dùng Myanmar ưa chuộng, các DN nên liên kết để tăng khả năng cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, Thái Lan.

TPHCM và Yangon là hai địa phương đầu tiên của Việt Nam và Myanmar thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác. Hai TP đều là những trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa lớn nhất của Việt Nam và Myanmar, đồng thời là cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng của cả hai nước. Thời gian gần đây, hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Myanmar đã được tăng cường, đặc biệt từ năm 2010 cả ở cấp độ Nhà nước, hiệp hội và DN. Năm 2012, hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ TPHCM do ITPC tổ chức tại Myanmar đã gặt hái được những thành quảđáng kể: điển hình chỉ trong 2 ngày đầu, phần lớn DN đã bán hết hàng; doanh thu của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn SATRA trong 5 ngày tham gia hội chợ lên tới 306 triệu đồng…

Nối tiếp chuỗi thành công trên, với chủ trương lấy Myanmar làm thị trường tiềm năng của Bộ Chính trị và chương trình xúc tiến thương mại đầu tư vào Myanmar của UBND TPHCM, năm nay ITPC tổ chức hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Myanmar lần thứ 3 tại Yangon từ ngày 6-6 đến 10-6. Với quy mô dự kiến 150 gian hàng của 100 DN, tại triển lãm lần này, khu vực Ngôi nhà chung TPHCM sẽ giới thiệu thành tựu của TPHCM, các DN hàng đầu tại TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Triển lãm sẽ là ngày hội lớn của DN hai nước trong bối cảnh tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai bên rất lớn và ngày càng nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường Myanmar. Không chỉ giới thiệu đến người tiêu dùng Myanmar năng lực của DN Việt Nam sản xuất, cung cấp các mặt hàng, dịch vụđáp ứng nhu cầu, chất lượng cao với giá cả hợp lý, hội chợ còn là cầu nối xúc tiến, tạo điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam mở các cửa hàng bán - giới thiệu sản phẩm tại Myanmar; đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tưđã được cấp phép, đem lại hiệu quả thiết thực và động lực thúc đẩy gia tăng mạnh mẽ các hoạt động hợp tác đầu tư… Song song đó, đánh vào tâm lý doanh nhân Myanmar có thói quen làm ăn qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp; hội chợ lần này không chỉ là dịp để các DN Việt Nam khảo sát, có cái nhìn sâu rộng về thị trường của Yangon mà là cơ hội để giao lưu và tìm kiếm đối tác từ các DN bản địa.

Tham gia hội chợ này do ITPC tổ chức, các DN sẽ được UBND TPHCM cam kết hỗ trợ về giá, vận chuyển hàng hóa cũng như dễ dàng xin visa khi tham gia hội chợ. Như lời Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng, “Myanmar đang là điểm nóng hút FDI cả thế giới, tạo thành một đường đua, chỉ những người đến sớm mới có nhiều cơ hội.” Và, thành công ­chỉ đến với những ai biết chớp lấy cơ hội này.

Chi phí gian hàng đã có hỗ trợ của UBND TPHCM là 14,5 triệu đồng/gian hàng chỉ tương đương với giá gian hàng tham gia tại thị trường Việt Nam.

Chi phí tham dự hội chợ: 28,2 triệu đồng/người cũng là giá hỗ trợ hấp dẫn.

DN có nhu cầu tham gia chương trình liên hệ với: TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ(51 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 - TPHCM. ĐT: 39104903. Fax: 39104902. Anh Hoàng Long 0909 888555; email: bizcenter@itpc.gov.vn ; web: www.itpc.gov.vn).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo