xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận dụng cơ hội sau khủng hoảng

PHƯƠNG NAM

Sau mỗi thời đoạn khủng hoảng, thị trường sẽ diễn ra quá trình tự điều chỉnh, phân chia lại…, là cơ hội cho những doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị phần, tăng đầu tư với chi phí rẻ

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định như trên tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2013: Cơ hội và thách thức” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức cuối tuần qua.

Còn đối mặt với nhiều thách thức

Theo TS Trần Du Lịch, từ năm 2008 đến nay, hầu hết chính sách kinh tế vĩ mô đều mang tính chất tình thế, đối phó nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục từ thắt chặt rồi nới lỏng trong chính sách tiền tệ khiến thị trường mất phương hướng, doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn.

img

Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội sau khủng hoảng để tái cơ cấu đầu tư kinh doanh. Ảnh: TẤN THẠNH

Năm 2013, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những thách thức trong ngắn hạn và dài hạn. Nguy cơ lạm phát cao, kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm nay đã tăng 2,59%. Dòng tín dụng vẫn tắc nghẽn, nền kinh tế hấp thụ vốn thấp, khả năng tiếp cận vốn của DN còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ. Trong khi đó, nỗ lực làm ấm thị trường bất động sản chưa mang lại kết quả, khiến thanh khoản thị trường này khó cải thiện. Việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng (NH) thương mại vì thế cũng khó khăn.

“Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều do hoạt động kém hiệu quả của hệ thống NH, khó đáp ứng sự mong đợi của DN. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7% - 8% thì lãi suất thực dương theo lãi suất phổ biến hiện nay sẽ không kích thích DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và làm nợ xấu tăng cao với những DN đang cố gắng phục hồi sản xuất” - TS Lịch
phân tích.

Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu và hàng tồn kho tiếp tục là 2 điểm nghẽn của nền kinh tế trong năm nay. Tồn kho càng lớn, nợ xấu càng tăng lên. Lãi suất cho vay dù đã giảm mạnh từ mức 18% - 20%/năm của năm ngoái xuống còn 12% - 13%/năm trong năm nay nhưng vẫn ở mức quá cao.

Ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam, nhận định nền kinh tế Việt Nam còn đối diện với nhiều rủi ro như lạm phát cơ bản vẫn cao, mức dự trữ ngoại tệ thấp so với các nước khác. Việc nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có thể làm lạm phát tăng trở lại. Đồng thời, việc triển khai chậm và kém hiệu quả quá trình cải cách cơ cấu, kể cả xử lý nợ xấu NH và khối DN Nhà nước đang là những vật cản ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Cơ hội tái cơ cấu doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, NH Nhà nước, trong năm 2013, NH Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Cơ cấu tín dụng sẽ được chuyển đổi theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ và DN ứng dụng công nghệ cao. “Nông nghiệp nông thôn tiếp tục là lĩnh vực giúp nền kinh tế phát triển vững chắc. Nguồn vốn sẽ được ưu tiên cho các sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: gạo, thủy sản, cà phê…” - ông Mạnh nói.

TS Trần Du Lịch nhận định lạm phát kỳ vọng 6% - 7% và tỉ giá ổn định ở biên độ 2% - 3% trong năm nay, sẽ tạo điều kiện quan trọng cho DN xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường và tính toán các mục tiêu trung hạn. Trên cơ sở định hướng tái cơ cấu nền kinh tế theo đề án của Chính phủ đến năm 2020, DN có điều kiện hơn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo