xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải trí số: Tiềm năng lớn

THIẾT HẦU

Một kỷ nguyên giải trí số phải trả tiền đã bắt đầu ở nhiều quốc gia nhưng tại Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu và chưa chắc đã thành công. Dù vậy, đó là bước đi đúng hướng để hội nhập

Từ ngày 1-11, các trang web nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam đã thu phí tải nhạc với mức giá 1.000 đồng/tác phẩm/lần. Đây là một bước tiến lớn của ngành giải trí nhạc số Việt Nam. Mặc dù còn nhiều vướng mắc về khâu dịch vụ thu phí, sự thiếu vắng của nhiều tác phẩm chất lượng cao… nhưng người dùng đã ý thức hơn với việc trả tiền cho các nội dung giải trí số. Đồng thời, đây cũng là một bước tiến giúp ngành giải trí số Việt Nam bắt kịp với xu hướng của thị trường thế giới.
Sao chép lậu vẫn phổ biến

Năm 1999, một thanh niên tên Sean Parker đã mở dịch vụ Napster, cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ các file nhạc số qua mạng internet. Sự tiện lợi của dịch vụ này dẫn đến một làn sóng sao chép lậu nhạc số khổng lồ, khiến Napster vướng phải các vấn đề với pháp luật và phải đóng cửa ngay sau đó.
Tuy nhiên, việc sao chép lậu nhạc số vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh cho đến nay. Lý do của tệ nạn này khá phức tạp. Người dùng cảm thấy việc tải các file nhạc quá tiện lợi, hơn là bỏ tiền ra mua các đĩa nhạc. Trong khi đó, các hãng đĩa vẫn bảo thủ, tiếp tục ủng hộ những album vật chất, thậm chí còn cản trở các dịch vụ nhạc số vì cho rằng dễ bị vi phạm bản quyền.
 
img
Đã đến lúc người dùng ở Việt Nam phải làm quen với việc trả tiền cho các nội dung giải trí số

Dù vấp phải sự bảo thủ của các hãng nắm giữ bản quyền âm nhạc, CEO Steve Jobs của Apple đã thực hiện một việc gần như không thể: Thuyết phục các hãng âm nhạc cho bán tác phẩm của họ trên dịch vụ iTunes với cùng mức giá 0,69 USD. Đó là năm 2003, khi phiên bản iTunes 4 ra đời, nhanh chóng biến iPod thành thiết bị nghe nhạc số được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Sự thành công rực rỡ của iTunes cho thấy tiềm năng to lớn của giải trí số.

Nhiều xu hướng

Đến nay, thị trường thế giới chứng kiến một loạt dịch vụ giải trí số mới ra đời. Các công ty phải nghĩ ra nhiều phương pháp để cạnh tranh và giải quyết hai vấn đề: Bản quyền và doanh thu.

Xu hướng được cho là phổ biến nhất hiện nay là các dịch vụ stream nhạc trực tuyến, với yêu cầu đơn giản chỉ cần đường truyền internet là người dùng có thể nghe nhạc. Phương thức stream cho phép dịch vụ được quản lý chặt chẽ thông qua các hệ thống mã hóa phức tạp, bảo đảm những thông tin này không bị sao chép lậu. Đồng thời, đây là phương thức đơn giản nhất, bỏ qua được các bước quản lý kỹ thuật rườm rà khác.

Trong cùng xu hướng này, có hai trường phái khác nhau, một sử dụng phần mềm client như Spotify, một dùng tiện ích chạy trên nền web như Rdio, Rhapsody... Dù bằng cách nào, các dịch vụ này đều đặt nặng sự hiện diện trên nhiều nền thiết bị khác nhau, nhất là trên nền di động. Bởi, khi các phương tiện như smartphone, tablet, mạng không dây băng thông rộng đang trở nên ngày càng phổ biến, thị trường di động được dự đoán sẽ là một “chiến trường nóng” cho ngành giải trí âm nhạc số.

Ngoài ra, dịch vụ tự động lựa chọn bài nhạc tiếp theo rất được người dùng ưa chuộng. Người dùng có thể chọn một bài hát và dịch vụ sẽ tự tìm hiểu tính chất của bài đó để lựa chọn bài tiếp theo. Tính năng này được dịch vụ Pandora áp dụng thành công đến mức hầu hết các dịch vụ khác cũng phải bắt chước.

Hình thức thanh toán cũng khá đa dạng. Ngoài việc trả tiền cho từng bài hát như iTunes, nhiều dịch vụ cho người dùng đăng ký dài hạn để có thể nghe bất kỳ bài nhạc nào trong thời gian đó. Dù vậy, nhiều dịch vụ như Pandora, Spotify... vẫn có chế độ nghe miễn phí đi kèm quảng cáo và có lượng người dùng đông đảo.

Một thị trường bận rộn

Hiện nay, Bắc Mỹ và châu Âu vẫn đang là thị trường nhạc số lớn nhất và “nóng” nhất. Cùng với sự cạnh tranh không ngừng của các dịch vụ mới như Spotify (Anh, Mỹ), Radio (Mỹ), Rhapsody (tiền thân của Napster - Mỹ), nhiều “đại gia” cũng tham gia: Google với Google Music, Microsoft với Xbox Music, Amazon music và dĩ nhiên, dù chưa đi hẳn vào stream trực tuyến nhưng Apple vẫn thống trị với iTunes. Apple vẫn tiếp tục duy trì mô hình bán nhạc thay vì stream. Vừa qua, có tin họ đã mua lại dịch vụ Lala của doanh nhân gốc Việt - Bill Nguyen nhưng chưa đưa vào áp dụng.

Cũng trong cùng thị trường này, một loạt dịch vụ không sử dụng bản quyền cũng phát triển mạnh, trong đó có Grooveshark và hầu hết các dịch vụ chia sẻ qua torrent. Các nhà phát hành nhạc và công ty nắm giữ bản quyền vốn ác cảm với nạn sao chép lậu vẫn liên tiếp gây áp lực với các dịch vụ này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nghiêm túc lại cho thấy những người dùng các dịch vụ lậu sẵn sàng trả tiền sử dụng dịch vụ chính thức hơn.

Trong khi đó, thị trường châu Á, gồm cả Việt Nam, dù đầy tiềm năng nhưng bị nạn sao chép lậu hoành hành làm cho các nhà bán nhạc trực tuyến e ngại. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng dù việc bán nhạc có bản quyền ở Việt Nam đã ra mắt nhưng chưa chắc đã thành công.
 
Cơ hội cho dịch vụ nhạc trực tuyến Việt

Nếu xét về trình độ công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh thì các dịch vụ bán nhạc trực tuyến ở Việt Nam còn phải học nhiều từ những đối thủ ở nước ngoài. Tuy nhiên, có một điều may mắn là “cánh cổng” để các dịch vụ lớn đi vào Việt Nam vẫn còn rất hẹp vì e ngại vấn đề bản quyền nên các dịch vụ nhạc trực tuyến như nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, nhacvui.vn, keeng.vn, music.vnn.vn, go.vn, yeucahat.com... sẽ có thời gian và “đất” để phát triển hơn nếu biết cách tổ chức hoàn chỉnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo