xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học cao, sống lâu

ĐÀO HÙNG <EM>(Theo Science)</EM>

Đây là phát hiện mới nhất của các nhà khoa học ở ĐH Harvard từ một nghiên cứu về tử suất trong các nhóm người có địa vị xã hội khác nhau. Theo đó, những người có học vấn cao, từ 3 văn bằng trở lên, có thể hy vọng sẽ sống đến tuổi 82, trong khi triển vọng sống của những người học ít hơn, từ lớp 12 trở xuống, là 75

Thân phận và sức khỏe

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, GS Ellen R. Meara, chuyên gia chính sách sức khỏe cộng đồng ở ĐH Y Harvard, tuổi thọ con người đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ qua, đặc biệt trong nhóm những đối tượng có học vấn cao (từ đại học trở lên) sẽ có triển vọng sống cao hơn đáng kể. “Đây chính là nguyên nhân vì sao chúng ta chỉ thành công trong việc kéo dài tuổi thọ đối với một số nhóm đối tượng. Câu trả lời có thể nằm ở thuốc lá và một số nhân tố liên quan đến phong cách sống... - ông cho biết. Manh mối chính của sự khác biệt hơn 20% về tử suất giữa nhóm có học vấn và nhóm so sánh (ít được học hành) là các chứng bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi và khí thũng (emphysema)...”.

Tuy nhiên, sự cách biệt về triển vọng sống giữa các nhóm đối tượng thuộc những thân phận xã hội khác nhau không chỉ nằm ở chức năng giáo dục. Cho dù người học ít hơn thường có thu thập thấp hơn, đồng thời còn có khả năng sống ở những khu vực có nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó có vấn đề tội phạm và điều kiện nhà cửa nghèo nàn; đặc biệt họ luôn bị hạn chế trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Cơ hội sống

Trên tờ Health Affairs, số tháng 3-4, nhóm nghiên cứu của GS Maera đã thu thập thông tin từ những nguồn dữ liệu như giấy chứng tử, khảo sát dân số... và chia làm 2 nhóm đối chứng, nhóm 1 trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1988, và nhóm 2 từ 1990 đến 2000. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, tuổi thọ đều tăng lên ở cả hai nhóm, nhưng chỉ đối với những người có nhiều hơn 12 năm học tập. Đối với những người chỉ học 12 năm hay ít hơn, triển vọng sống hầu như không tăng. Và, ở cả hai nhóm, những người có thời gian học tập nhiều hơn sẽ có tuổi thọ cao hơn 1 tuổi rưỡi, trong khi triển vọng sống của những người ít học chỉ tăng lên 6 tháng. Điều đáng chú ý là trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2000, những đối tượng có học vấn cao hơn luôn có tuổi thọ cao hơn đến 1,6 năm, trong khi những người học vấn ít hơn có tuổi thọ nhìn chung không tăng.

Các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào sự khác biệt giới tính và đã phát hiện tuổi thọ giảm đi đáng kể ở những phụ nữ ít được học hành. Những phụ nữ có hơn 12 năm học tập ở tuổi thanh niên thường có triển vọng sống lâu hơn 5 năm so với những phụ nữ ít học.

Giải pháp tăng tuổi thọ

Theo BS David L. Katz, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Các biện pháp phòng ngừa y tế thuộc ĐH Yale, cuộc chiến chống đói nghèo và cải thiện giáo dục là nhân tố then chốt để gia tăng triển vọng sống trong các đối tượng thấp của xã hội. Sự chênh lệch tuổi thọ và những cách biệt về lợi ích sức khỏe là một trong những thách thức lớn nhất đối với mọi xã hội, đặc biệt tại các nước phát triển như Mỹ, nơi những đối tượng ít học vấn hơn thường nghèo hơn và lúc nào cũng gặp những bất lợi về sức khỏe. Mặc dù những ưu tiên xóa bỏ cách biệt về sức khỏe luôn được chú ý, nhưng thường không đủ tác dụng trong việc xoa dịu và giảm thiểu sự khác nhau rõ rệt về địa vị giáo dục và thân phận kinh tế, xã hội...

img

Thật vậy, bất chấp những nỗ lực trong suốt các thập kỷ 1980-1990 nhằm giảm thiểu tình trạng bất cân xứng về tử suất và lợi ích y tế trong các nhóm dân tộc thiểu số và những đối tượng có địa vị thấp về kinh tế và xã hội, nỗi ám ảnh đói nghèo và bệnh tật vẫn luôn đeo bám dai dẳng, lỗ hổng về triển vọng sống giữa người được học hành và những kẻ thất học thực sự đang rộng ra...

Đã đến lúc cần gia tăng các nỗ lực xã hội để loại bỏ sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe và các lợi ích về dịch vụ y tế. Mặc dù sức khỏe không phải là sản phẩm thực chất của các chăm sóc y tế cộng đồng, nhưng lại là cơ hội sống và khả năng kéo dài cuộc đời của mỗi con người. Nghèo đói và hạn chế giáo dục là nguyên nhân của nguy cơ đánh mất cơ hội sống và sức khỏe. Đây là cuộc chiến không khoan nhượng đối với các nỗ lực y tế cộng đồng, nhằm cảnh tỉnh mọi đối tượng xã hội, đặc biệt là những người thất học, về các nguy cơ bệnh tật...

Trước đây, giáo sư xã hội học Rachel Kimbro ở ĐH Rice cũng phát hiện những đối tượng nhập cư thường ít được học hành và luôn thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt so với người Mỹ bản xứ, bất chấp vấn đề màu da và chủng tộc...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo