xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng máu cuống rốn

THẢO HƯƠNG (Theo Berlingske Tidende)

Cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc có những đặc tính kỳ diệu. Một số cha mẹ đã quyết định lấy máu cuống rốn đem cấp đông. Với cách làm này họ hy vọng rằng tương lai của con cái sẽ được bảo hiểm chống lại những bệnh tật nguy hiểm nhất

Liệu pháp tế bào.- Cháu Julius Kyhl chào đời tại Bệnh viện Hillerod, ngoại ô Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, lúc 8 giờ 40 ngày 17-8-2004 bằng phương pháp sinh mổ. Khi bác sĩ phẫu thuật vừa đưa bé ra thì một nhân viên của Công ty Công nghệ sinh học CopyGene đến lấy 50 ml máu cuống rốn và nhau thai. Máu cuống rốn chứa đầy tế bào gốc này hiện nay đang được cấp đông ở nhiệt độ âm 196 độ C cùng với máu cuống rốn của 475 bé sơ sinh khác. Tất cả được lưu trữ trong ngân hàng vật liệu sinh học của Công ty CopyGene ở Copenhagen.

Nếu một ngày nào đó cháu Julius mắc bệnh nặng, thậm chí lâm vào cảnh thập tử nhất sinh, cha mẹ cháu hy vọng lúc đó những tế bào gốc của cháu, nhờ sự tiến bộ của khoa công nghệ sinh học, sẽ là cứu tinh của cháu. Những tế bào gốc có thể tự nhân ra và biến thành tế bào khác, như tế bào thận chẳng hạn. Người ta cũng có thể biến chúng thành những tế bào thần kinh. Nói chung, nhờ có sẵn những tế bào gốc của chính mình, sau này nếu Julius mắc phải bệnh vẩy nến, Parkinson hay mất trí nhớ (Alzheimer), cháu có thể được chữa khỏi nhờ liệu pháp tế bào.

Ngân hàng thương mại máu cuống rốn đã có mặt từ 10 năm nay. Đầu tiên là ở Mỹ như Cryo-Cell hoặc Viacord. Cha mẹ phải đóng phí đăng ký 1.000 euro (20,75 triệu đồng VN) và 100 euro/năm trong thời gian cấp đông 20 năm.

Đây có phải là chuyện khoa học viễn tưởng của 15-20 năm tới? Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thống nhất về tốc độ của tiến bộ y học trong lĩnh vực công nghệ sinh học hay y đức nhưng cha mẹ cháu Julius không thắc mắc về chuyện đó. Pernille Thorslund Kyhl, cha của cháu Julius, khẳng định: “Khi con của bạn ốm đau, tôi không tin rằng bạn bận tâm nhiều về y đức. Bạn chỉ lo làm mọi việc để chữa bệnh cho con. Với đà tiến bộ của khoa học hiện nay tôi tin rằng liệu pháp tế bào sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa. Dù cho thế nào đi nữa, tôi không muốn con tôi bỏ lỡ cơ hội một cách đáng tiếc”.

Trứng thụ tinh cũng là một nguồn tế bào gốc quý giá rất hữu ích trong việc nghiên cứu liệu pháp tế bào. Trong phòng thí nghiệm sinh học sinh sản của Bệnh viện Trung ương Copenhagen, nhà nghiên cứu Claus Yding Andersen cho biết ông đang có trong tay 10 trứng thụ tinh rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy. Chúng được dùng để nghiên cứu chữa bệnh vô sinh.

Những trứng thụ tinh này là số dư của thai phụ. Chúng được cấp đông trong hai năm và rất cần thiết khi, sau này, người mẹ lại muốn mang thai nữa. Trước đây, chúng bị hủy bỏ vì luật pháp không cho phép dùng các trứng thụ tinh dư để tạo ra tế bào gốc. Kể từ tháng 9 năm ngoái, luật pháp Đan Mạch đã cho phép làm việc này.

Tính đến nay, liệu pháp tế bào gốc mới đi những bước chập chững ban đầu. Dù vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng tế bào gốc rất có ích trong việc chữa trị các bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, vẩy nến, mất trí nhớ và nhiều loại bệnh khó chữa khác.

Ông Andersen cho biết thêm, Đan Mạch đang đi sau nhiều nước trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc do các chính trị gia lưỡng lự không biết có nên cho phép làm việc đó hay không vì có một số người cho rằng việc làm đó có thể bị lạm dụng, trái với đạo đức.

Peter Plougmann, một nhà xã hội học thuộc Công ty Tư vấn và Phân tích New Insigh, lại tỏ ra lạc quan hơn. Ông nói: “Mọi việc hiện nay đang tiến triển nhanh chóng. Theo tôi, tối đa trong 20 năm nữa, người ta sẽ thành công trong việc tạo ra thận từ tế bào gốc”.

Ai hưởng lợi?.- Nói chung, các nhà khoa học đều tin rằng việc nghiên cứu về sinh học, trong đó công nghệ tế bào gốc chỉ là một phần nhỏ bé, sẽ tiến triển rất nhanh trong vài thập niên tới. Với những liệu pháp chữa trị mới chắc chắn sẽ kèm theo những vấn đề xã hội cần giải quyết.

Những câu hỏi sẽ được đặt ra là: Ai sẽ là người thụ hưởng những tiến bộ khoa học đó? Những người trẻ tuổi mà thị trường lao động rất cần? Hay những bệnh nhân lớn tuổi muốn sống lâu hơn? Sức khỏe có phải là quyền lợi của tất cả mọi người, ai cũng được hưởng. Hay những liệu pháp mới chỉ dành riêng cho những người có tiền mua bảo hiểm tư nhân? Tất cả những vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi không chỉ ở Đan Mạch mà còn ở nhiều nước khác vì nó thuộc phạm trù đạo đức.

Vấn đề chủ sở hữu các tế bào gốc lưu trữ trong các ngân hàng thương mại tư nhân cũng đang được bàn thảo. Ai là chủ sở hữu và trong thời gian bao lâu? Chưa có câu trả lời.

Đối với cha của cháu Julius, đó cũng là một vấn đề làm ông băn khoăn. Ông nói: “Tôi không rõ có thể dùng những tế bào gốc của con tôi vào những mục đích khác hay không, thí dụ để nghiên cứu?”. Khi sinh đứa con gái đầu lòng là Silje, hai ông bà Kyhl có nghĩ đến việc lưu trữ tế bào gốc nhưng không dám làm vì lúc đó luật pháp Đan Mạch cấm ngặt và phí tổn rất cao.

Khi có mang Julius, họ quyết tâm thực hiện ước mơ của mình: “Chúng tôi suy nghĩ có nên bảo hiểm sức khỏe của Julius trong tương lai hay không vì chị của cháu không làm chuyện ấy. Sau cùng thì chúng tôi quyết định nên làm vì suy nghĩ Silje có thể dùng tế bào gốc của Julius khi hữu sự. Tuy nhiên, khi Silje dùng hết tế bào gốc của Julius rồi thì còn gì để Julius dùng? Đây là một mâu thuẫn. Hay chị hoặc em chúng tôi cần thì sao? Tình hình lúc đó sẽ rất căng”.

Tương lai của Julius rất nhiều hứa hẹn nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đau đầu như trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo