xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu thợ sửa ĐTDĐ giỏi

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Sự phổ biến của các thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng khiến nhu cầu thợ sửa chữa, bảo trì cho các thiết bị này ngày càng bức thiết

Theo khảo sát của Công ty Đào tạo nhân lực CPS Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 70 triệu thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ). Đó là số ĐTDĐ thực dùng. Nếu tính bình quân mỗi kỹ thuật viên sửa chữa, bảo trì cho 1.000 máy (tỉ lệ 0,1%) thì cần khoảng 70.000 lao động. Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ, mỗi năm cả nước đào tạo được khoảng 10.000 kỹ thuật viên khiến nguồn nhân lực của nghề này đang thiếu trầm trọng.

Học thợ ra làm ông chủ

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, giảng viên Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, cho biết số lượng thợ sửa chữa ĐTDĐ ra trường từ các cơ sở đào tạo hằng năm là khá lớn nhưng do không định hướng được nghề nghiệp nên số bám trụ lại với nghề rất thấp.
 
img
Sửa ĐTDĐ, nghề dễ kiếm việc làm nếu người thợ được đào tạo tốt

Không ít thợ được đào tạo ra trường không đi làm thợ mà lại làm chủ. Anh Hải Minh, chủ một cửa hàng ĐTDĐ trên đường Hùng Vương (quận 5 - TPHCM), cho biết: “Phần lớn thợ sửa chữa ĐTDĐ sau vài tháng làm thợ là xin nghỉ, chuyển sang làm ông chủ. Ngay như bản thân tôi, ra trường, đi làm một vài nơi nhưng lương thấp, lại phải làm từ sáng đến tối mịt mới được về nên tôi vay mượn gia đình, bạn bè được vài chục triệu đồng, mở một cửa hàng ĐTDĐ, như vậy khỏe hơn”. Đó cũng là hướng đi tốt cho những người có vốn liếng, lại có chuyên môn kỹ thuật khi mà các cửa hàng mua bán, sửa chữa ĐTDĐ và các thiết bị số  đang ăn nên làm ra.

Theo anh Huỳnh Hiển, chủ một cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ lớn tại tỉnh Long An, gần nửa năm qua, anh vất vả chạy khắp nơi để tìm thợ sửa chữa ĐTDĐ cho cửa hàng của mình. “Trước đây, các loại máy ĐTDĐ không quá hiện đại, thợ chỉ cần được đào tạo cơ bản là có thể sửa được dễ dàng. Còn bây giờ, người dùng toàn sử dụng dòng máy smartphone, máy tính bảng cao cấp, có rất nhiều tính năng hiện đại nên tôi cần thợ lành nghề, nắm bắt được các công nghệ mới, các dòng máy mới. Thế nhưng, tìm đỏ mắt mà không ra. Thậm chí, tôi lên TPHCM đăng quảng cáo tìm thợ với mức lương hơn chục triệu đồng/tháng, bao ăn ở, đi lại mà vẫn chưa thấy ai nhận lời” - anh Hiển than thở.

Rất cần thợ có tay nghề

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trung tâm đào tạo thợ sửa chữa ĐTDĐ hiện chỉ chú trọng số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng. Cụ thể, nhiều nơi chỉ đào tạo những kiến thức sơ đẳng về điện tử, phần cứng của ĐTDĐ, giáo trình đào tạo lạc hậu, không cập nhật thông tin kỹ thuật của các thiết bị, công nghệ, nền tảng hệ điều hành mới, thời gian đào tạo lại quá ngắn… Trong khi đó, thị trường ĐTDĐ ngày càng tràn ngập các loại smartphone, máy tính bảng cao cấp với nhiều tính năng rất hiện đại. Vì vậy, học viên ra trường khá nhiều nhưng khi đi xin việc, không thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc.

Anh Vương Vân Tinh, trưởng bộ phận sửa chữa, bảo hành siêu thị ĐTDĐ HNam Mobile, cho biết đa số thợ sửa chữa ĐTDĐ chỉ được đào tạo chuyên về một dòng máy nào đó. Trong khi đó, yêu cầu là thợ phải nắm bắt được nhiều dòng máy, nền tảng khác nhau để có thể sửa chữa cho khách hàng. “Sau khi nhận thợ, chúng tôi phải tiếp tục đào tạo, hướng dẫn thêm mới có thể đảm nhận được công việc”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại TPHCM, rất nhiều cửa hàng ĐTDĐ do không thể tìm được thợ cho riêng mình đã liên kết với các trung tâm sửa chữa độc lập để sửa chữa, bảo hành cho khách hàng. Vấn đề này hết sức phức tạp và gây khó khăn cho nhiều cửa hàng vì với các ĐTDĐ đắt tiền, khách hàng yêu cầu được sửa ngay tại cửa hàng, ngay trong ngày và không muốn máy của mình bị chuyển sang ký gửi sửa chữa ở một đơn vị khác. “Nếu không tìm được thợ riêng, chúng tôi hết sức vất vả trong kinh doanh” - một ông chủ cửa hàng ĐTDĐ ở TPHCM cho biết.

Ông Hồ Đức Sinh, Giám đốc điều hành CPS Việt Nam, cho biết đầu năm 2012, CPS Việt Nam đã đầu tư hơn chục tỉ đồng để xây dựng 4 trung tâm đào tạo chuyên sâu về sửa chữa smartphone (cả phần cứng và phần mềm), đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại đây, học viên được học và  thực hành ngay trên những dòng máy mới nhất như iPhone 4S, Samsung Galaxy S3, Galaxy Note…
 

Thị trường thiết bị số ở Việt Nam rất lớn

Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu IDC, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012 tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2012, ước tính mỗi tháng thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,4 triệu smartphone.

Trong khi đó, theo số liệu vừa được hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry công bố, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng smartphone và máy tính bảng nhanh thứ hai thế giới với 266%, sau Colombia: 278%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo