xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TPHCM kêu gọi xã hội hóa xử lý chất thải đô thị

Thạc sĩ Lê Minh Tâm

Để giải quyết khối lượng rác khổng lồ nêu trên, những năm qua, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại TPHCM đã hoạt động với đội ngũ nhân lực trên 7.000 người, 300 điểm tập kết rác, 40 bô rác (và trạm ép rác kín), khoảng 4.200 xe thô sơ và 1.037 xe cơ giới các loại... Vì thế, cứ 6 giờ hằng ngày, toàn bộ lượng rác đều được thu gom vận chuyển.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử để lại cũng như các yếu tố khách quan, công tác xử lý chất thải rắn trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Công nghệ xử lý rác duy nhất TP đang sử dụng là công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Rác sau khi được thu gom sẽ vận chuyển về các khu liên hợp xử lý rác như bãi chôn lấp Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp và mới đây là khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Bình Chánh. Công nghệ chôn lấp có ưu điểm là chi phí đầu tư và vận hành thấp nhưng có nhược điểm là chiếm diện tích đất lớn và phát sinh các vấn đề ô nhiễm mới, đặc biệt là nước rỉ rác và mùi hôi, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống cho cư dân quanh khu vực. Toàn bộ kinh phí sử dụng cho công tác xử lý rác tại các bãi chôn lấp (gồm chi phí xây dựng và vận hành) đều sử dụng ngân sách TP, mỗi năm hơn 600 tỉ đồng.

TPHCM là địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp 30% GDP cho cả nước. Hiện nay, TP có gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ nên thành phần chất thải hữu cơ chiếm khoảng 80% trong toàn bộ chất thải rắn đô thị. Nếu không được thu gom vận chuyển khỏi TP trong ngày sẽ gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường sống và cảnh quan đô thị.

Mở rộng xã hội hóa

Đứng trước thực trạng đó, TP đã chấp thuận chủ trương xã hội hóa lĩnh vực xử lý chất thải rắn, kêu gọi đầu tư nhằm đạt được mục tiêu giảm chi ngân sách, tăng tỉ lệ tái chế, tái sinh và giảm lượng chất thải chôn lấp, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Năm 2003, ngay sau khi thành lập, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm công tác này. Đến tháng 12-2007, UBND TPHCM đã cấp 4 giấy phép đầu tư xử lý chất thải rắn với tổng số vốn là 161 triệu USD, công suất xử lý 4.900 tấn/ngày. Bên cạnh đó, nhiều dự án hàng trăm triệu USD đăng ký đầu tư với tổng công suất lên đến 3.000-4.500 tấn chất thải/ngày. Ngày 16-2 vừa qua, Công ty Môi trường đô thị TP đã đưa bãi chôn lấp số 2 thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi đi vào hoạt động. Đây là dự án bãi chôn lấp đầu tiên không sử dụng vốn ngân sách TP.

Với số lượng các dự án được xét chọn theo tiêu chí nêu trên và việc đưa bãi số 2 vào hoạt động, cho đến tháng 4-2008, có thể khẳng định vấn đề xử lý rác của TPHCM đã được xã hội hóa 100%, trở thành địa phương đi đầu cả nước với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách đã và sẽ triển khai trong giai đoạn 2008-2015.

img
Công nghệ chôn lấp rác thải sinh hoạt sẽ dần được thay thế bằng công nghệ xử lý mới - chế biến compost, đốt rác phát điện tại TPHCM qua quá trình xã hội hóa xử lý chất thải rắn. Ảnh: C.T.V

Tiếp tục dọn đường

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa xử lý chất thải rắn, thời gian tới, TP tập trung thực hiện đồng bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (Bình Chánh), Tây Bắc Củ Chi và Thủ Thừa (Long An) với tổng diện tích đất khoảng 3.195 ha, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động xử lý chất thải rắn của nhà đầu tư.

Khi TP đã chuẩn bị tốt các công tác trên, việc kêu gọi đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn sẽ trở nên thuận lợi vì nhà đầu tư được hỗ trợ về mặt bằng, đất, cơ sở hạ tầng. Nếu thực hiện tốt công tác này, khi có thêm các khu liên hợp xử lý chất thải rắn TPHCM hy vọng sẽ xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm rác thải đô thị, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của TP.

5 tiêu chí cơ bản để chọn dự án

Điều kiện để chọn dự án xã hội hóa: Công nghệ tiên tiến, phù hợp, bảo đảm vệ sinh môi trường, phí xử lý rác ít, khả năng tài chính và công suất xử lý đạt yêu cầu. Đến nay, TP đã xét chọn 2 đợt, đợt 1 chọn được 2 nhà đầu tư tham gia xử lý chất thải rắn. Tất cả các dự án đều có công nghệ hiện đại, trong đó công nghệ compost chiếm 60%, công nghệ đốt kết hợp phát điện chiếm 40%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo