xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc tuyên truyền giả mạo trên Twitter

Thiết Hầu

Chuyện chính quyền Trung Quốc tổ chức một đội quân tuyên truyền đông đảo trên mạng internet không phải là mới nhưng sự hiện diện của đội quân này trên mạng xã hội Twitter lại chỉ mới được phanh phui gần đây. Hôm 21-7, tờ New York Times đăng một phóng sự chỉ ra hàng loạt tài khoản giả mạo trên Twitter, chuyên tung ra các thông tin lạc quan về vùng Tây Tạng và Tân Cương. Đây là lần hiếm hoi mà người ta có thể thấy được công tác tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc trên mạng xã hội, nhắm đến đối tượng là phương Tây và nước ngoài thay vì chỉ đến dân của nước họ.

Tổ chức vận động Free Tibet có trụ sở tại London đã xác định được hơn 100 tài khoản giả mạo như thế. Các tài khoản Twitter này đều sử dụng cùng một phương thức là liên tục đăng tải các hình ảnh đẹp đẽ, tin tức lạc quan về Tibet, có nguồn từ trang web tuyên truyền của Trung Quốc: tibet.use.icp100.com. Chúng có các cái tên giả được ghép từ họ và tên thông dụng, sử dụng các hình ảnh đại diện bằng các hình chụp quảng cáo hoặc thậm chí đánh cắp hình ảnh từ các người dùng trên mạng xã hội, hầu hết đều là người da trắng. Mạng lưới các tài khoản giả mạo này cũng theo dõi (Follow) lẫn nhau và tiếp tục Retweet, hay còn gọi là đăng lại các nội dung của nhau, với mục đích phân bố tin tức càng nhiều càng tốt. Free Tibet cho biết đây là một động thái rất quỷ quyệt để thao túng thông tin trên mạng internet về các vấn đề tại vùng Tây Tạng, nơi đang có những xung đột về sắc tộc và các vấn đề khác ngày càng có diễn biến phức tạp.

Hình chụp một trong các tài khoản Twitter giả mạo tuyên truyền của Trung Quốc Nguồn: New York Times
Hình chụp một trong các tài khoản Twitter giả mạo tuyên truyền của Trung Quốc Nguồn: New York Times

Free Tibet cũng nghi ngờ rằng đây là hành động của “Đảng 50 xu” - một tổ chức tuyên truyền gồm nhiều nhân viên được trả lương 0,5 nhân dân tệ cho mỗi bài đăng. Riêng Công ty Wuzhou đứng đằng sau trang web tuyên truyền về Tibet trên, chuyên sản xuất các nội dung tuyên truyền nhắm tới riêng đối tượng người dùng phương Tây. Đây có thể được xem là một trong các nỗ lực tinh vi của Trung Quốc để tạo ra những hình ảnh đẹp đẽ hơn cho chính phủ nước này trên chính trường quốc tế, cùng lúc làm giảm nhẹ các vấn đề tiêu cực mà nước này đang phải đối mặt nhưng cũng khó đánh giá được hiệu quả của nỗ lực này.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi bài viết của tờ New York Times đăng tải phóng sự trên, Twitter cũng đã tiến hành đình chỉ gần như tất cả các tài khoản giả mạo được đưa ra trong bài viết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo