xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm sóc kỹ bữa ăn hằng ngày cho khách

Minh Nhi

Không chỉ chọn lựa những sản phẩm rau củ, trái cây, thịt cá chất lượng cao để bán cho khách hàng, Saigon Co.op còn nỗ lực hợp tác với nhà sản xuất làm hàng nhãn riêng nhằm cung cấp cho khách những sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất

Vừa chính thức có mặt trên quầy kệ các siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra vài ngày, 5 sản phẩm hàng nhãn riêng trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống gồm thanh nhãn Co.op, nhãn Ido Co.op, cải ngọt giống Đài Loan Co.op, cải xanh New Zealand Co.op và cải thìa giống Đài Loan đã được người tiêu dùng tích cực đón nhận.

Hàng "xịn" giá cạnh tranh

Trong số 5 sản phẩm này, thanh nhãn và nhãn Ido được trồng tại khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao tại Bình Dương, do Công ty CP Nông nghiệp U&I cung cấp. Cải thìa, cải ngọt, cải xanh được trồng từ hạt giống nhập khẩu từ Đài Loan, New Zealand, trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn VietGAP, do Công ty Đồng Xanh Farm cung cấp. Tất cả 5 sản phẩm đều được sơ chế đóng gói đẹp mắt, có đầy đủ thông tin trên bao bì và đang bán thấp hơn giá các mặt hàng rau cải, trái cây cùng loại 2%-5%.

Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op, cho biết mức chênh lệch giá này tính trên từng đơn vị sản phẩm bán ra cho khách hàng không đáng kể. Mức giá rẻ hơn là do những sản phẩm này mang thương hiệu Saigon Co.op, được gia công sản xuất và phân phối trong hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op nên tiết kiệm được chi phí mặt bằng, quảng cáo, phân phối, đầu tư tiếp thị… "Nguyên tắc của Saigon Co.op khi làm hàng nhãn riêng là không cạnh tranh trực tiếp với các nhà phân phối mà gia tăng thêm tiện ích, sự lựa chọn và quyền lợi cho khách hàng" - ông Huy khẳng định.

Chăm sóc kỹ bữa ăn hằng ngày cho khách - Ảnh 1.

Khách hàng rất ưa chuộng cải Co.op ảnh: Hoàng Triều

Trước 5 sản phẩm này, mặt hàng chuối cũng đã được Saigon Co.op khai thác hàng nhãn riêng khá hiệu quả. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm tươi sống thương hiệu Co.op được tung ra thị trường.

Công cụ cạnh tranh hiệu quả

Tính đến thời điểm hiện tại, hàng nhãn riêng đang là chìa khóa cạnh tranh khá hiệu quả của các hệ thống bán lẻ. Tất cả nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam đều phát triển các dòng hàng nhãn riêng với tốc độ phát triển về chủng loại mặt hàng, sản lượng và doanh thu không dưới 2 con số/năm. Tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, tính đến cuối năm 2017 đã có hơn 300 mặt hàng nhãn riêng mang thương hiệu Co.opmart và SGC thuộc đủ các nhóm ngành hàng thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, quần áo thời trang, gia dụng, chất tẩy rửa… Tất cả những mặt hàng này đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, được các chuỗi trong hệ thống siêu thị Co.opmart đầu tư mạnh cho khâu quảng bá bằng cách thiết lập khu riêng biệt để bày bán, giúp khách hàng dễ nhận diện cũng như so sánh với mặt hàng khác cùng loại. Đặc biệt, trong những giai đoạn "thắt lưng buộc bụng", người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì hàng nhãn riêng càng có nhiều "đất" sống bởi với lợi thế giá thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại 5%-25%, chất lượng tương đương và thường xuyên có mặt trong các chương trình khuyến mãi giảm giá.

Theo đại diện Saigon Co.op, các sản phẩm hàng nhãn riêng Co.opmart chủ yếu do các nhà sản xuất uy tín trên thị trường như San Hà, Kinh Đô, Saigon Food, Vinamit… sản xuất theo đặt hàng của Saigon Co.op và được giám sát chặt về các tiêu chuẩn chất lượng. Do việc hợp tác phát triển hàng nhãn riêng dựa trên nền tảng khai thác lợi thế của các bên theo phương thức đôi bên cùng có lợi nên ngoài việc giúp nhà bán lẻ, nhà sản xuất nâng cao vị thế cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi vì có thêm nguồn hàng chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Hiện Saigon Co.op đang đẩy mạnh hợp tác với các "doanh nghiệp xanh", sản xuất những sản phẩm hàng nhãn riêng nhằm hưởng ứng chiến dịch tiêu dùng xanh, kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ nhận diện sản phẩm xanh trong cộng đồng. Danh mục sản phẩm hàng nhãn riêng cũng được đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Lĩnh vực nhiều tiềm năng

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel về ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), hàng nhãn riêng có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Tại các nước Âu, Mỹ, hàng nhãn riêng đang chiếm khoảng 20%-30% thị phần nhưng ở Việt Nam, sự phát triển của ngành hàng này vẫn còn hạn chế, đang chiếm khoảng 2,4% kênh bán lẻ hiện đại. Có 39% khách đi siêu thị chọn mua hàng nhãn riêng, tập trung vào nhóm sản phẩm chăm sóc gia đình và thực phẩm đóng gói. Nguyên nhân chủ yếu là do kênh bán lẻ hiện đại chưa phát triển mạnh, các sản phẩm hàng nhãn riêng chưa đa dạng và truyền thông chưa hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo