xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn kê khai lỗ giả

Thy Thơ

Doanh nghiệp mua - bán hàng hóa, chuyển giá lòng vòng có thể biến kinh doanh có lãi thành lỗ để trốn thuế, hoặc tạo lợi nhuận ảo để gây chú ý trên sàn giao dịch chứng khoán

Thông tin nhiều doanh nghiệp (DN) kê khai thua lỗ liên tục nhiều năm lại được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2010; nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2011 do của Cục Thuế TPHCM tổ chức vào ngày 10-1.

 
Lỗ giả hàng ngàn tỉ đồng
 
Thực tế cho thấy năm 2010, Cục Thuế TPHCM  thanh tra 209 DN kê khai lỗ. Kết quả cơ quan thuế đã điều chỉnh giảm lỗ 2.570 tỉ đồng, truy thu thuế và xử phạt DN hơn 484 tỉ đồng. Riêng 90 DN khai lỗ nhiều năm liên tục, thanh tra thuế đã điều chỉnh giảm lỗ 1.637 tỉ đồng, truy thu và  xử phạt 360,9 tỉ đồng.
 
Trong khi đó, thông tin từ Ban Quản lý KCX - KCN TPHCM, cho biết năm 2010 có đến 40% trong số 400 DN nước ngoài báo lỗ, trong đó 38 DN lỗ ba năm liền, 8 DN lỗ vượt vốn chủ sở hữu.
 
Trước đó, hàng loạt DN cũng khai lỗ nhiều năm liền như Công ty Philip Morris khai lỗ từ năm 1994 - 2009 là 285,3 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 10,8 tỉ đồng. Công ty JTI khai lỗ từ năm 2001-2007 số tiền 305,9 tỉ đồng song số vốn hoạt động chỉ gần 3 tỉ đồng.
 
 
img
Minh họa: NGUYỄN TÀI


Với vốn chủ sở hữu trên 476 tỉ đồng nhưng Công ty BAT khai lỗ đến 1.580 tỉ đồng. Đặc biệt, DN tên tuổi như Metrocash cũng khai lỗ từ năm 2001-2009 là 1.157 tỉ đồng...
 
Theo Cục Thuế TPHCM, tuy khai lỗ nhiều năm, không phát sinh số tiền thuế phải nộp, xin hoàn thuế GTGT với số tiền lớn nhưng nhiều DN vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thậm chí nhiều DN có dấu hiệu chuyển giá thông qua việc mua - bán hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị liên kết.
 
Biến hóa thu - chi
 
Một số cán bộ ngành thuế cho biết DN báo lỗ nhiều năm thường kê khai doanh thu và chi phí không chính xác, chủ yếu là các đơn vị gia công xuất khẩu may mặc, sản xuất phần mềm, kinh doanh sắt thép, khách sạn nhà hàng, văn phòng cho thuê... Chiêu thức phổ biến là kê khai giá bán hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị liên kết thấp hơn giá bán cho các DN giao dịch độc lập để giảm doanh thu.
 
Còn giá mua hàng hóa của công ty mẹ ở nước ngoài thì DN thường kê khai cao hơn so với giá mua từ các công ty nước ngoài khác, hoặc từ những thị trường khác để đẩy chi phí lên cao.
 
Đáng chú ý nhất là nhiều DN xuất khẩu được công ty mẹ ở nước ngoài bao tiêu sản phẩm với giá thu mua thấp hơn giá thành sản phẩm, rồi khẳng định sự tồn tại của mình bằng động thái công ty mẹ bơm thêm vốn hoặc cho vay không tính lãi.
 

Cần biện pháp chế tài

Để hạn chế tình trạng chuyển giá, Cục Thuế TPHCM kiến nghị Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định DN có quan hệ kinh doanh liên kết không phát sinh thu nhập tính thuế trong 3 năm sẽ nộp thuế theo tỉ lệ nhất định, có biện pháp chế tài đối với DN cố tình kê khai lỗ liên tục nhiều năm, nhất là DN đã lỗ mất vốn cần thu hồi giấy phép kinh doanh nhằm răn đe các DN khác. Mặt khác, Tổng cục Thuế cần tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về chuyển giá cho cán bộ ngành thuế, thông báo kịp thời về giá cả thị trường, tỉ suất lợi nhuận các ngành nghề... trên cả nước để cơ quan thuế địa phương tham khảo áp dụng. Riêng các DN lớn, Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức thanh tra chống tình trạng chuyển giá, sau đó đúc kết phổ biến kinh nghiệm cho cục thuế các tỉnh, TP học tập...

Đây là hình thức mà các DN kinh doanh liên kết thường áp dụng theo cách thức sử dụng vốn của công ty mẹ, hoặc của đơn vị cùng tập đoàn. DN vay khoản vay sau để trả nợ cho khoản vay trước nên thường xuyên kinh doanh bằng vốn vay.
 
Trong khi đó, lãi vay được ghi nhận là chi phí nhưng thường chưa chi trả, trả chậm hoặc lãi chưa trả cộng với vốn vay. DN lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ về khoản trả lãi vay trong việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập DN, làm giảm thu nhập tính thuế, hoặc biến lãi vay thành chi phí để có được kết quả kinh doanh... thua lỗ liên tục trong nhiều năm.
 
Qua mặt cơ quan thuế
 
Do cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí tiền lương, khó xác định các chi phí dịch vụ, quản lý, tư vấn... do người nước ngoài thực hiện nên DN trả lương cho người lao động nước ngoài cao ngất ngưởng nhưng thực chất người đó là nhân viên của công ty mẹ.
 
Đối với lao động trong nước, DN kê khai số tiền lương chi trả cao hơn tổng doanh thu gia công hàng hóa... để tăng chi phí kinh doanh, làm cơ sở báo lỗ. Một số DN khác thì bắt tay với đối tác nước ngoài nâng số tiền mua hàng hóa cao hơn số tiền thanh toán thực tế, sau đó hai bên “đá” số tiền chênh lệch sang tiền hàng ứng trước nhằm qua mặt cơ quan thuế...
 
Theo bà Trần Thị Khanh, Trưởng Phòng Thanh tra 1 (Cục Thuế TPHCM), hiện nay hiện tượng kinh doanh liên kết xuất hiện tại DN nước ngoài lẫn DN trong nước. Việc mua - bán hàng hóa, chuyển giá lòng vòng giữa các công ty “ruột thịt” có thể biến DN kinh doanh có lãi thành lỗ để trốn thuế hoặc ngược lại, tạo ra kết quả kinh doanh tốt ảo nhằm thu hút sự chú ý khi DN niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo