xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa khai thác hết thế mạnh địa phương

Thanh Nhân

Cần nhanh chóng quy hoạch vùng nguyên liệu tại các địa phương, hỗ trợ đầu tư nâng chất lượng hàng hóa để sản phẩm các tỉnh, thành tiếp cận hệ thống phân phối dễ dàng hơn

Sáng 31-10, hội nghị sơ kết chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu giữa TP HCM và các tỉnh, thành năm 2014 đã diễn ra tại TP HCM. Theo báo cáo của Sở Công Thương TP HCM, năm nay không chỉ 20 tỉnh, thành miền Đông, Tây Nam Bộ mà nhiều tỉnh thành miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên cũng tham gia kết nối cung cầu hàng hóa với tổng cộng 38 tỉnh, thành và hơn 1.000 doanh nghiệp (DN).

Doanh nghiệp nhỏ kêu khó vào siêu thị

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết sau 3 năm triển khai (từ 2012 đến nay), chương trình đã trở thành nơi hội tụ của nhà sản xuất và nhà phân phối nhiều tỉnh, thành. Qua đó, nhiều đặc sản vùng miền đã được trưng bày và kết nối thành công. Năm nay, một trung tâm thương mại ở Hà Tĩnh cũng tham gia kết nối, ký kết trên 20 hợp đồng cung ứng hàng hóa ở TP HCM và các tỉnh về Hà Tĩnh cũng như khu vực miền Trung. Siêu thị Tứ Sơn của An Giang qua 3 năm tham gia kết nối đã có mức tăng trưởng khá, doanh thu từ 87 tỉ đồng năm 2012 tăng lên 147 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2014, dự kiến cả năm sẽ đạt 190 tỉ đồng. Một số DN kẹo dừa Bến Tre, bột Bích Chi… tham gia chương trình đã vào được hệ thống phân phối. Nhiều mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài qua kênh siêu thị.

 

Khách tham quan, dùng thử sản phẩm của 1 gian hàng đặc sản của huyện Cần Giờ, TP HCM sáng 31-10 Ảnh: hoàng Triều
Khách tham quan, dùng thử sản phẩm của 1 gian hàng đặc sản của huyện Cần Giờ, TP HCM sáng 31-10 Ảnh: hoàng Triều

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết thời gian qua, Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL tích cực đẩy mạnh giao thương với TP HCM cũng như liên kết phát triển hạ tầng, tạo điều kiện cho các nhà phân phối TP HCM đầu tư mở rộng hệ thống. Tuy nhiên, chương trình vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhiều sản phẩm thế mạnh chưa đưa được vào các chuỗi hệ thống phân phối; hệ thống thu mua, kho hàng, điều phối hàng hóa của các DN TP HCM và các tỉnh chưa được đầu tư bài bản nên chưa giảm được chi phí vận chuyển.

Một thực tế khác là mặc dù đã được tư vấn, hỗ trợ về quy trình, tiêu chuẩn đưa hàng vào hệ thống phân phối hiện đại nhưng nhiều DN, cơ sở sản xuất, HTX vẫn không vào được kênh phân phối này. Vẫn còn 86 hợp đồng nguyên tắc ký kết thực hiện không hiệu quả. Nguyên nhân do đa số DN có quy mô vừa và nhỏ, số lượng hàng hóa, bao bì sản phẩm, mẫu mã chưa đa dạng phong phú; chưa đáp ứng được các nhu cầu hệ thống phân phối và tiêu thụ, có những sản phẩm mang tính chất thời vụ vì vậy không duy trì được hợp đồng thường xuyên và lâu dài.

Yếu ở khâu quy hoạch, dự báo

Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), trong lĩnh vực hàng nông sản, cái khó nhất là sản phẩm bị trùng lắp dẫn đến không cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù sản phẩm của nhà sản xuất tại các tỉnh đạt chất lượng VietGAP nhưng siêu thị không thể đưa rau củ từ các tỉnh về TP HCM tiêu thụ mà phải chọn nguồn cung tại chỗ và các vùng lân cận. “Chúng tôi không thể chở hàng từ Vĩnh Long, Cần Thơ về TP HCM vì sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và giá không cạnh tranh. Với kinh nghiệm phân phối, tôi thấy đây là vấn đề vĩ mô, ngành công thương và ngành nông nghiệp từ cấp bộ đến địa phương phải làm sao quy hoạch vùng sản xuất và dự báo thị trường. Làm thế nào thông tin cho người sản xuất biết được người tiêu dùng cần gì và có phân công vùng sản xuất rõ ràng chứ hiện nay sản xuất manh mún, theo phong trào, trùng lắp thì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, đụng hàng, dội chợ, rớt giá…” - bà Hạnh nói

Trước thực trạng trên, để phát huy hiệu quả của chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề nghị sở Công Thương TP HCM và các tỉnh, thành chủ động rà soát các DN, đơn vị sản xuất có tiềm năng để hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu; rà soát, tìm kiếm địa điểm đầu tư phát triển hệ thống phân phối, gắn chương trình bình ổn thị trường TP HCM với sản xuất để tạo nguồn hàng bình ổn, bảo đảm cung cầu. Ông Hải cũng cho biết Bộ Công Thương sẽ phối hợp với bộ ngành trung ương và kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách về thuế, hỗ trợ đầu tư sản xuất công nghiệp và hệ thống bán lẻ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. 

 

Thêm 347 hợp đồng được ký kết

Theo thống kê của Sở Công Thương, từ năm 2012 đến nay, thông qua chương trình đã có 520 hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm được ký kết, trong đó 434 hợp đồng đã được triển khai thực hiện và 86 hợp đồng đang trong quá trình thương thảo, tổng trị giá trên 19.000 tỉ đồng. Trong đó, DN và các hệ thống phân phối ở TP HCM đã tiêu thụ hàng hóa cho các tỉnh, thành trị giá trên 13.000 tỉ đồng; 3 chợ đầu mối của TP HCM tiếp nhận sản lượng bình quân 8.000 tấn/ngày các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các địa phương.

Tại hội nghị sáng 31-10, có thêm 347 hợp đồng ghi nhớ được ký kết giữa các DN TP HCM và các tỉnh, thành.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo