xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì để kinh tế phát triển bền vững?

Thy Thơ thực hiện

(NLĐO) - Kết thúc 9 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,62%, tổng vốn đầu tư xã hội (yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế) đạt 31,3% GDP, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Vấn đề là làm thế nào để kinh tế phát triển bền vững trong giai đoạn tới?

 

PGS- TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ Quốc gia
PGS- TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ Quốc gia

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam trong năm 2014?

PGS- TS Trần Hoàng Ngânthành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ Quốc gia: Với tốc độ tăng trưởng như trên và nếu từ nay đến cuối năm tổng vốn đầu tư xã hội đạt 32% GDP thì năm 2014 kinh tế nước ta tăng trưởng 5,8% là khả thi.

Tại sao chúng ta lại bàn về tăng trưởng kinh tế vào thời điểm này?

Trước năm 2011, Việt Nam có nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô: lạm phát tăng cao, tỉ giá liên tục biến động, nhập siêu bình quân mỗi năm khoảng 13 tỉ USD, thậm hụt cán cân vãng lai lên tới 8% GDP ( giai đoạn 2007-2010), đầu tư tràn lan kém hiệu quả… Thế nhưng, từ đó đến nay lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, 9 tháng đầu năm 2014 xuất siêu đạt 2,5 tỉ USD; cán cân vãng lai thặng dư 5%- 6%GDP làm tăng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện cho Chính phủ điều hành tỉ giá hối đoái theo ý muốn của mình…

Như vậy so với tiềm năng và lịch sử, chúng ta đã có đủ cơ sở để kinh tế tăng trưởng cao trở lại. Khi đó, bài toán nợ xấu sẽ được giải quyết vì nợ xấu chỉ là hình thức bên ngoài, giống như da bị vàng là do gan mật có vấn đề và khi cơ thể mạnh khỏe thì da sẽ đẹp lên.

Theo tôi, đã đến lúc kinh tế Việt Nam cần bứt phá trong những năm tới. Theo đó, năm 2015, kinh tế nước ta dự đoán tăng trưởng 6,2%-6,5%; năm 2016 tăng trưởng 6,5%-7%. Tuy nhiên, lạm phát phải được kiểm soát trong phạm vi 5%-7% bởi đây là mức hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.

Thế đâu là giải pháp trước mắt, thưa ông?

Hoàn thiện thể chế là một trong nhiều yếu tố mang tính quyết định. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, chúng ta đã và tiếp tục xây dựng, sửa đổi các bộ luật để hệ thống pháp luật mới cởi trói cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Một vấn đề đáng quan tâm là cải cách hành chính. Khi cải cách hành chính phát huy hiệu quả thì chi phí phi sản xuất sẽ giảm rất nhiều. Vì nếu để chi phí này quá cao sẽ ảnh hưởng đến niềm tin, tinh thần của doanh nhân. Trong khi đó, chúng ta đang kêu gọi sự đồng thuận toàn xã hội để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Vì thế, chính quyền các địa phương cần thành lập bộ phận hỗ trợ miễn phí dịch vụ hành chính công. Bởi khi doanh nghiệp làm ăn được sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương.

Nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố nước ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA) và xuất khẩu. Thế nhưng, các yếu tố nước ngoài rất dễ vỡ khi tình hình kinh tế thế giới bất ổn. Do đó, kinh tế Việt Nam phải dựa vào các doanh nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có một nghị quyết cụ thể về việc hỗ trợ cho các thành phần kinh tế

Vậy giải pháp nào làm cốt lõi cho kinh tế tăng trưởng bền vững?

Tăng đầu tư vốn xã hội là vấn đề quan trọng. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm tổng đầu tư Việt Nam chỉ khoảng 31%-32% GDP. Do đó, năm 2015, tổng vốn đầu tư xã hội cần tăng lên 35% GDP.

Để thực hiện mục tiêu trên, trước hết Chính phủ cần tiếp tục tăng thêm đầu tư công và tăng cường giám sát để đầu tư công phát huy hiệu quả. Tiếp đến là tín dụng cần được mở rộng theo hướng nới lỏng chính sách tiền tệ bởi lạm phát đã được kiểm soát ở mức 5%-7%.

Cụ thể, Ngân hàng (NH) Nhà nước nên giảm thêm các mức lãi suất điều hành, tăng thêm thời hạn vay, tạo điều kiện cho các NH thương mại có thêm nguồn vốn giá rẻ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khi NH đã bán nợ xấu cho VAMC thì mức dự phòng rủi ro từ 20%/năm nên giảm xuống 10%/năm để các NH tích tụ thêm vốn, hỗ trợ cho nền kinh tế.

Đối với nguồn vốn FDI, ODA, Chính phủ nên tập trung cho các dự án không ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó, ưu tiên đầu tư nông nghiệp công nghệ cao bởi thị trường này giàu tiềm năng, thậm chí cần thành lập mới doanh nghiệp nhà nước chuyên cung cấp về phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật để cùng các thành phần kinh tế khác ổn định thị trường nông nghiệp. Ngoài ra, ngành du lịch cũng giàu tiềm năng song vẫn còn thiếu vốn…

Tuy nhiên, kinh tế nước ta còn nhiều nút thắt như nợ công cần được kiểm soát; nợ xấu và những khoản nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước… cần phải giải quyết.

Riêng việc xử lý nợ xấu là rất khó bởi nợ công Việt Nam ở mức cao, ngân sách còn yếu nên cần áp dụng giải pháp phân bổ và trì hoãn, rồi chờ kinh tế tăng trưởng cao trở lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân tăng lên, thị trường bất động sản hồi phục thì nợ xấu sẽ được giải quyết.

Đây là bài học mà Việt Nam đã có được trong giai đoạn 1998-2003, nợ xấu từ 15% được kéo xuống dưới 5%. Còn thị trường chứng khoán khởi sắc sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ làm tăng vốn đầu tư xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo