xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm thế nào khi bị "mất cắp" tại công ty chứng khoán?

Theo Hữu Đạo (Đầu tư chứng khoán)

Những trường hợp nhà đầu tư (NĐT) bị “mất cắp” tiền, chứng khoán tại một số công ty chứng khoán (CTCK) trong thời gian qua có nguy cơ không đòi lại được đang khiến cộng đồng NĐT lo lắng.

Luật sư Trần Minh Hải (ảnh), Giám đốc Công ty luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư đã đưa ra một số gợi mở dành cho NĐT khi chẳng may rơi vào tình trạng này.
 

img


Các CTCK thường mở tài khoản tổng tại ngân hàng, để quản lý tiền của họ và khách hàng. Vì tiền để trong một “rổ” như vậy, nên khi CTCK bị thiếu hụt thanh toán, ngân hàng thường lấy tiền trong tài khoản tổng để bù trừ thanh toán. Không ít NĐT kiểm tra tài khoản thấy thiếu tiền, nhưng họ đang rất khó đòi CTCK. Có cách nào giúp NĐT đòi được tiền, thưa ông?

Khi bị “mất cắp” tiền trong trường hợp trên, muốn đòi lại được, NĐT nên làm đơn khởi kiện ra tòa án kinh tế với lý do có tranh chấp dịch vụ với CTCK. Khi chọn con đường giải quyết này, có khá nhiều lợi thế nghiêng về phía NĐT. Điều này đồng nghĩa với việc CTCK chịu không ít bất lợi.
Thứ nhất, theo quy định, CTCK phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính CTCK. Vì CTCK vi phạm quy định này, nên mới dẫn đến tranh chấp với khách hàng. Do vậy, CTCK phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả gây ra cho NĐT.
 
Đây là yếu thế căn bản đang bộc lộ tại các CTCK không thực hiện tách bạch tài khoản của họ với khách hàng, mà NĐT cần lưu ý khi muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, cùng với việc khởi kiện ra tòa, NĐT hoàn toàn có quyền yêu cầu phía tòa án áp dụng các biện pháp ngăn chặn, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, NĐT có quyền yêu cầu thẩm phán ra quyết định phong tỏa tài khoản tiền của CTCK tại các ngân hàng, để đảm bảo cho việc thi hành án khi CTCK bị tòa tuyên phải bồi thường thiệt hại cho NĐT.
 
Qua kinh nghiệm thực tế tham gia tư vấn, giải quyết các tranh chấp, ông có nhận thấy khi CTCK bị phong tỏa tài khoản tiền, thì có tạo ra sức ép đủ lớn để buộc CTCK trả tiền cho NĐT?
Khi bị phong tỏa tài khoản tiền, CTCK gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Bởi vậy, CTCK sẽ phải đàm phán với khách hàng, để tìm ra hướng giải quyết sớm. Càng chây ì, có nghĩa là CTCK đang tự làm khó cho chính mình.
 
Nhưng việc thu thập chứng cứ để được tòa án thụ lý vụ việc không đơn giản. Hơn nữa, giải quyết bằng con đường tòa án tốn khá nhiều thời gian, chi phí, thưa ông?
Thực ra, chứng cứ mà NĐT cần thu thập để được tòa án thụ lý vụ việc không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Trong trường hợp NĐT bị “mất cắp” tiền tại CTCK, chỉ cần chứng minh họ mở tài khoản giao dịch tại CTCK, đồng thời có giấy xác nhận số tiền mà CTCK có nghĩa vụ thanh toán cho NĐT do lỗi thiếu hụt thanh toán của họ gây ra.
Khi có đầy đủ chứng cứ nêu trên, trong vòng 5 ngày là NĐT sẽ được tòa án có quyết định trả lời có thụ lý vụ việc hay không. Khi tòa án thụ lý vụ việc là đã có thể áp dụng cơ chế phong tỏa tài khoản của CTCK.
 
Ngoài con đường giải quyết tranh chấp qua tòa án, có cách nào khác để NĐT đòi được tiền, cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp khác?
Nếu nhận thấy CTCK và nhân viên CTCK có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…, thì NĐT có thể gửi đơn tố cáo ra cơ quan công an, để can thiệp xử lý. Khi đó, cơ quan công an sẽ xem xét để có khởi tố vụ án hình sự hay không, hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT.
 
Kiện tụng là chuyện “cực chẳng đã” đối với NĐT. Ông có khuyến nghị gì với NĐT để họ giảm thiểu rủi ro tranh chấp và mất mát tài sản?
Khởi kiện ra tòa hay tố cáo ra cơ quan công an là bước đường cùng. Thực tế, trên con đường đi tìm công lý qua các kênh này, NĐT gặp không ít khó khăn, tốn kém cả về thời gian lẫn tiền của.
 
Bởi vậy, cùng với việc lựa chọn CTCK hoạt động lành mạnh, minh bạch để mở tài khoản giao dịch, khi có lượng tiền lớn trong tài khoản mà theo dự định chưa có kế hoạch giải ngân, NĐT nên rút ra khỏi CTCK. Tuy giải pháp này có phần bất tiện, nhưng nếu muốn giảm thiểu rủi ro tranh chấp và mất mát tài sản, NĐT không có sự lựa chọn nào khác.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo