xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Trung hướng ra biển

KIM NGÂN

Dã tâm bá chiếm biển Đông của Trung Quốc làm tăng thêm tầm quan trọng chiến lược của vùng duyên hải miền Trung, đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn nữa cho chiến lược biển

Ngày 15-8, tại TP Đà Nẵng, Ban Kinh tế trung ương, Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung tổ chức diễn đàn: “Giải pháp phát huy sức mạnh miền Trung trong giai đoạn mới”.

Phên dậu quốc gia

Theo TS Lê Đăng Doanh, với bờ biển dài 1.500 km và các cảng chiến lược, miền Trung đang trở thành tiền tuyến của cả nước trong cuộc chiến đấu lâu dài bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vùng duyên hải miền Trung có một lợi thế, tiềm năng tuyệt đối đó là sát liền với đại ngàn Tây Nguyên, có nhiều cảng biển đẹp, chứa đựng tiềm năng mở cửa giao thương - kết nối toàn cầu. “Dã tâm bá chiếm biển Đông của Trung Quốc làm tăng thêm tầm quan trọng chiến lược của miền Trung, đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn nữa cho chiến lược biển” - ông Doanh nói.

Kinh tế biển là hướng phát triển lâu dài, bền vững cho vùng duyên hải miền Trung Ảnh: ANH TÚ
Kinh tế biển là hướng phát triển lâu dài, bền vững cho vùng duyên hải miền Trung Ảnh: ANH TÚ

TS Trần Du Lịch, Trưởng Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung, cho biết trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã đề cập việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển, bao gồm hệ thống cảng biển, sân bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa. Hình thành các trung tâm kinh tế đảo như: Cù lao Chàm, Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa; kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. TS Trần Du Lịch kiến nghị: “Với tầm quan trọng như vậy, Chính phủ cần xem vùng duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của cả nước và phải có chương trình quốc gia để phát triển với lộ trình cụ thể”.

Phải có thể chế ưu đãi đặc biệt

Theo Trưởng Ban Kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, chủ trương và chính sách phát triển vùng duyên hải miền Trung của Đảng và nhà nước đã được triển khai tích cực trong 10 năm qua và đạt được những kết quả quan trọng. Song để khu vực này phát triển nhanh và bền vững cần phải tiếp tục hoàn thiện căn bản thể chế kinh tế vùng, đẩy nhanh việc cơ cấu lại các vùng kinh tế theo hướng tập trung nguồn lực của nhà nước và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm.

TS Vũ Nhữ Tăng, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, cho rằng thời gian qua, các chính sách tài chính áp dụng cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống chính sách riêng nên phần nào ảnh hưởng đến việc phát huy triệt để các lợi thế, chưa tạo sức bật cho các vùng kinh tế trọng điểm. Theo ông Tăng, để giải quyết những tồn tại trên, cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách tài chính nhằm tạo động lực thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển. Cụ thể là phải có quy hoạch tổng thể về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch ngành sản xuất, KCN, cụm công nghiệp… Tập trung đầu tư dự án, công trình trọng điểm có khả năng phát triển và có tác động lan tỏa để làm đầu tàu cho cả khu vực.

Cửa ngõ hướng ra biển Đông

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vùng duyên hải miền Trung có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng của quốc gia, là cửa ngõ hướng ra biển Đông trong giao thương với khu vực và thế giới.

Thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư mạnh cho miền Trung với sự ra đời của hàng loạt KCN, khu kinh tế, xây dựng sân bay, cảng biển. Tuy nhiên, vùng duyên hải miền Trung vẫn là khu vực kinh tế kém phát triển; cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu đồng bộ; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. “Đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó ngay từ bây giờ phải có các chính sách, giải pháp khả thi huy động nguồn tài chính với kế hoạch thực hiện cụ thể… đồng thời cần chọn thứ tự ưu tiên đầu tư trong trung hạn” - Phó Thủ tướng nêu giải pháp.

Tại diễn đàn, ban tổ chức cũng đã ra mắt “Ban Vận động quỹ hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, gia đình ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 

Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và 4 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích tự nhiên 49.409 km2; dân số trên 10 triệu người. Toàn vùng có 6 sân bay, 13 cảng biển.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo