xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở bung cửa làm ăn với Mỹ

THÁI PHƯƠNG

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Mỹ sẽ mở ra bước phát triển mới ở hàng loạt lĩnh vực khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được ký kết

Tại hội thảo “20 năm quan hệ Việt - Mỹ: Nhìn từ góc độ kinh tế” do Liên hiệp Các hội hữu nghị TP HCM tổ chức ngày 31-7, bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM, cho rằng 20 năm trước, không ai ngờ đến những kết quả của ngày hôm nay. Năm 1995, thương mại giữa 2 nước chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, nay đã là 36 tỉ USD. Chưa dừng lại, mối giao thương sẽ còn tăng khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, tạo ra một khu vực kinh tế bao trùm 40% nền kinh tế thế giới.

Gỡ bỏ “hòn đá tảng”

Ông Lương Văn Tự, nguyên đồng Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Mỹ, nhớ lại: Năm 2000, Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với việc đàm phán cắt giảm gần 300 dòng thuế nhập khẩu. Hiệp định có giá trị 3 năm và hằng năm quốc hội Mỹ vẫn phải biểu quyết thông qua tạm thời bỏ cấm vận theo luật Jackson Vanik. Đây được coi là “hòn đá tảng” trong quan hệ thương mại 2 nước, theo cách nói của quan chức Mỹ. Phải đến năm 2006, 2 nước ký tiếp hiệp định thương mại song phương gia nhập WTO, cắt giảm thêm 10.000 dòng thuế nhập khẩu, bỏ hạn ngạch dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 10 tỉ USD trong năm 2014  Ảnh: TẤN THẠNH
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 10 tỉ USD trong năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

“Quốc hội Mỹ mất 2 phiên họp mới bỏ phiếu thông qua việc gỡ bỏ luật Jackson Vanik và từng bước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Không chỉ thương mại, vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam năm 2000 chỉ 126 triệu USD đã tăng lên 11 tỉ USD vào năm 2013” - ông Tự dẫn chứng.

Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, hiện điểm nhấn được cả 2 phía đề cập nhiều nhất có lẽ là TPP. “TPP là khuôn mẫu của những mối quan hệ hợp tác đa dạng, sâu rộng theo hướng kinh tế thị trường và thương mại tự do. Với TPP, quan hệ Việt - Mỹ đã nâng lên tầm cao mới. Việt Nam - một quốc gia xuất phát điểm từ con số 0 trong quan hệ thương mại, nay đã trở thành đối tác đứng thứ 20 xuất khẩu vào Mỹ. Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ cũng đã chứng minh thương mại đóng vai trò quan trọng lan tỏa trong mối quan hệ giữa 2 nước” - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh phân tích.

Không tận dụng, lợi thế sẽ thành thất thế!

Nếu TPP được thông qua, các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, đồ gỗ, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện tử đều được hưởng lợi khi hàng rào thuế quan dần về 0%. Ở một số lĩnh vực, xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc sang thị trường Mỹ, nay có TPP, doanh nghiệp (DN) Việt sẽ có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh.

Ông Lê Quốc Ân, Trưởng Ban Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đặt câu hỏi: Ngành dệt may sẽ đuổi theo Trung Quốc như thế nào tại thị trường Mỹ? Bởi 10 năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng trưởng 398% và tốc độ tăng bình quân mỗi năm 15%. Năm ngoái, kim ngạch đạt gần 10 tỉ USD, đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong khi đó, năm 2014, hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ lên tới 42 tỉ USD, chiếm 37% thị phần.

Khi TPP được ký kết, khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thị trường Mỹ sẽ gần hơn. Hiện thuế nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹ khoảng 17% với 10 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, nghĩa là DN Việt sẽ mất 1,7 tỉ USD tiền thuế. “Nếu thuế suất về 0% sẽ là lợi thế rất lớn cho DN, ít nhất ngành dệt may có thể phát triển thị phần gấp đôi tại Mỹ trong 10 năm tới” - ông Ân nhìn nhận.

Một thực tế hiện nay là làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các DN Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang diễn ra ồ ạt để tận dụng lợi thế từ TPP. Còn bản thân các DN trong nước đang tận dụng lợi thế này ra sao?

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen, dẫn câu chuyện mới đây khi xuất hàng sang thị trường Mỹ, ông rất lo vì không có tàu do logistic ở Việt Nam quá yếu. May mắn, sau đó hãng tàu Hàn Quốc chở hàng của họ đi Mỹ (có nhà máy đặt tại Việt Nam) nên Tôn Hoa Sen… được đi ké. Lợi thế của Việt Nam đang được các DN có vốn đầu tư nước ngoài tận dụng triệt để, còn bản thân DN trong nước không có nguồn lực. “Làm sao để cộng đồng DN tận dụng được cơ hội này vì thị trường Mỹ sẽ là tương lai của các DN. Nếu chúng ta không tận dụng được lợi thế thì sẽ thất thế trong vài năm tới. Vì thế, Chính phủ cần xây dựng các chính sách thiết thực, bản thân DN phải có quyết tâm mạnh mẽ mới hy vọng tận dụng được các lợi thế từ TPP. Bởi thị trường Mỹ yêu cầu rất cao về chất lượng nhưng đổi lại, DN có thể bán hàng được giá” - ông Vũ nói.

Nỗi lo làm thuê cho nước ngoài

Ông Lê Phước Vũ cho biết Bộ Thương mại Mỹ vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc, Hàn Quốc vào Mỹ đã tạo cơ hội lớn cho thép Việt. Lượng đơn hàng xuất khẩu dịch chuyển sang Việt Nam ngày một nhiều. Có điều, muốn tận dụng cơ hội này, Tôn Hoa Sen phải đầu tư dự án cả tỉ USD, vốn vay ở đâu? Ngược lại, nếu không đầu tư thì tương lai sẽ chỉ đi làm thuê cho nước ngoài.

Đây cũng là nỗi lo chung của cộng đồng DN Việt Nam hiện nay.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo