xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên giảm phát hành trái phiếu

Thế Dũng – Tô Hà

Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá về hiệu quả đầu tư, trong khi Quốc hội vẫn phải tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu cho các công trình đang đầu tư dở dang

Ngày 31-10, Quốc hội (QH) thảo luận về Chương trình giám sát của QH năm 2012; Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015 và Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Quốc hội giám sát về giao thông

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng QH, đã trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ QH về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2012. Theo đó, Ủy ban Thường vụ QH đề xuất 3 chuyên đề để QH lựa chọn giám sát 2 chuyên đề. Đó là “việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; “việc thực hiện chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực hành chính” và “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Tại phiên thảo luận, đại biểu (ĐB) Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đề nghị QH giám sát về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Ông Hùng cho rằng vấn đề này được đặt ra từ lâu nhưng tình hình ít chuyển biến, do vậy QH cần vào cuộc giám sát.
img
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội): “Nhiều nơi xin dự án của chương trình mục tiêu như một cách để tiêu tiền”. Ảnh: THẾ DŨNG
 
Góp ý về chương trình giám sát của QH trong năm 2012, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) và ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị QH tập trung giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao thông nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông ở nhiều đô thị lớn.
 
Theo bà Nga, trong 3 khóa gần đây, QH chưa giám sát tối cao về giao thông, chỉ có một cuộc do Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH tiến hành; một cuộc gần nhất là giám sát của Ủy ban Thường vụ QH năm 2008. Tuy nhiên, theo bà Nga, giám sát ở cấp ủy ban có những hạn chế nhất định, không thể có tác động sâu rộng như giám sát của QH. “Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã chính thức đề nghị QH thực hiện giám sát về vấn đề này” - bà Nga nói.

Phát hành trái phiếu sẽ khó khăn

Trong phiên thảo luận ở tổ về chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, nhiều ĐB rất băn khoăn về tính hiệu quả của cả hai chương trình này.
 
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho biết trung bình mỗi năm sẽ phát hành 45.000 tỉ đồng trái phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc phát hành sẽ gặp nhiều khó khăn và nhiều khả năng sẽ lặp lại hiện tượng ngân hàng thương mại mua trái phiếu đem tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh vốn giữa doanh nghiệp và Chính phủ như đã từng xảy ra năm 2010. Ông Trần Du Lịch đề nghị cần xã hội hóa nguồn vốn đầu tư để giảm việc phát hành trái phiếu.

Cũng lo mặt trái của trái phiếu, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nhận xét việc giám sát đối với hoạt động phát hành và sử dụng trái phiếu là rất đáng lo ngại vì Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá về hiệu quả đầu tư, trong khi QH vẫn phải tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu cho các công trình đang đầu tư dở dang.

Để tránh lãng phí nguồn vốn từ trái phiếu, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) đề nghị cần quy trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án khi để dự án chậm hoàn thành và không phát huy hiệu quả. “Đừng để chúng ta đã nghèo lại còn nghèo hơn” – bà Hường góp ý.

ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM) nhìn nhận vốn trái phiếu phát hành chỉ dừng ở mức hơn 225.000 tỉ đồng/5 năm, không nên thực hiện mức cao hơn vì số tiền đó quá lớn mà hiệu quả đầu tư từ trước đến nay không như kỳ vọng. Ông Hải đề nghị chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào nội dung giáo dục và giải quyết việc làm.

Đồng tình, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nhận xét: “Đang có tình trạng nhiều nơi xin dự án của chương trình mục tiêu như một cách để tiêu tiền, dẫn đến lạm phát tăng nhanh”. Theo ông Thảo, đầu khóa QH XII có 11 chương trình nhưng cuối khóa và đến nay đã tăng lên 16.
 
“QH cần ra nghị quyết danh mục chương trình và tăng cường giám sát vì đó là tiền của dân phải sử dụng sao cho hiệu quả” – ông Thảo nói.

Cho nước ngoài thuê rừng còn nhiều bất cập

Sáng 31-10, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH nhận định dự án trồng 5 triệu ha rừng còn nhiều hạn chế. Theo đó, việc cho thuê đất lâm nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài còn có nhiều bất cập, gây bức xúc trong xã hội. Chất lượng, trữ lượng rừng chưa cao; khả năng cung cấp gỗ của rừng còn thấp (có tới 80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu).
Tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra nghiêm trọng tại một số địa phương… Diện tích rừng mất đi do vi phạm lâm luật vẫn còn lớn. Cụ thể, năm 1998 là 18.377 ha; năm 2005 là 13.942 ha; năm 2010 là 7.415 ha.

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo