xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo cơ chế để thu hút vốn nước ngoài

Bài và ảnh: Sơn Nhung

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế đặc thù cho các khu kinh tế, tạo nhiều nguồn hàng tốt cho thị trường để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới

Với chủ đề "Tìm bước đột phá", diễn đàn Mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp (DN) Việt Nam lần thứ 9-2017, do Báo Đầu tư, Công ty AVM Việt Nam tổ chức ngày 10-8 đã nêu ra nhiều nội dung quan trọng liên quan đến định hướng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đất nước.

Chưa theo thông lệ quốc tế

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên không thể vận hành theo cách riêng. Chính phủ đang nỗ lực cải cách các thể chế pháp lý để tiến tới đạt theo thông lệ quốc tế.

Tạo cơ chế để thu hút vốn nước ngoài - Ảnh 1.

Tạo cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề được quan tâm tại diễn đàn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 9-2017

"Chính phủ sẽ rà soát lại, bỏ hết các thủ tục không còn phù hợp để phấn đấu lên top 4 của các nước có môi trường đầu tư thuận lợi ở khối ASEAN. Đặc biệt sẽ tạo cơ chế riêng cho 3 vùng kinh tế đặc biệt gồm: Khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang). Từ 3 đặc khu kinh tế này sẽ lan tỏa ra nhiều khu kinh tế trên cả nước. Sẽ có những chính sách đột phá, tạo ra những khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, tự do đầu tư. Nhà nước chỉ kiểm soát các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, văn hóa truyền thống dân tộc, trật tự xã hội" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo tính toán của Bộ KH-ĐT, trị giá M&A năm 2017 sẽ không dễ vượt quá 5 tỉ USD vì còn nhiều khó khăn, trong đó môi trường pháp lý trong M&A là rất quan trọng.

Ông Seck Yee Chung, đại diện Công ty Luật Baker & McKenzie, cho rằng vấn đề pháp lý và các yếu tố khác như sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đã khá nhiều so trước đây. Tuy nhiên, thủ tục phê duyệt dự án vẫn rườm rà. Đặc biệt là những yêu cầu trước đây bỏ đi nhằm tạo thông thoáng cho nhà đầu tư thì nay quay lại. Cụ thể, DN nước ngoài phải có giấy phép thực hiện dịch vụ ở Việt Nam hoặc nhiều quy trình về pháp lý chưa chuẩn như quốc tế.

Trong khi đó, cổ phần hóa (CPH) được xem là tạo cú hích, thu hút đầu tư đặc biệt dòng vốn ngoại nhưng vẫn còn chậm. Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng lộ trình thoái vốn làm kém thu hút nhà đầu tư. Chính phủ đã quyết tâm đẩy nhanh CPH để hạn chế thất thoát, vì vậy thời gian tới, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Hàng hóa sẽ phong phú

Ông Bùi Huy Thọ, Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng - Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, cho rằng vấn đề xử lý nợ xấu là phần quan trọng của tái cơ cấu kinh tế nên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Nhưng Chính phủ luôn mong các vấn đề tích cực được đưa vào luật, giúp việc xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng lành mạnh hơn. Với các tổ chức tín dụng yếu kém thì khuyến khích cho các nhà đầu tư tham gia.

Ông Nguyễn Hữu Quang cũng thừa nhận còn nhiều rào cản khiến việc xử lý nợ còn khó khăn. Cụ thể, sau hơn 3 năm thực hiện, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua 280.000 tỉ đồng với trên 42.000 món nợ của gần 50 tổ chức tín dụng. Nhưng việc xử lý nợ sau khi mua còn khiêm tốn, chỉ mới được 15%. Nghị quyết 42 quan trọng nhất là cho phép bán nợ xấu dưới giá thị trường. Nếu tài sản này được xử lý tốt và đưa ra thị trường thì nguồn hàng này rất hấp dẫn trong các thương vụ M&A.

"Nghị quyết này sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới và có giá trị thực hiện 5 năm. Thời gian này là cơ hội vàng để các tổ chức, cá nhân, pháp nhân tận dụng. Cùng với việc đẩy mạnh CPH thì nguồn hàng cung cấp ra thị trường M&A sẽ rất dồi dào" - ông Quang nhấn mạnh. 

Thiếu đội ngũ quản lý kế thừa

Ông Lê Viết Anh Phong, Phó Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, cho rằng các DN chỉ nghĩ thuần túy là cần gọi vốn nhưng chất lượng thông tin của DN chưa bảo đảm. Văn hóa DN, các vấn đề về thuế thì có thể xử lý được nhưng chất lượng của đội ngũ quản lý kém, chưa có tính kế thừa là một thất bại. Vì một DN nhưng chỉ có 1-2 người chủ chốt quyết định các vấn đề quan trọng thì nhà đầu tư rất lo lắng. "Một thương vụ gần đây chúng tôi tham gia tư vấn đã thất bại vì hệ thống chất lượng đội ngũ trung, cao cấp không có kế thừa" - ông Phong nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo