xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vay tiêu dùng ngày càng thoáng

THÁI PHƯƠNG

Sự cạnh tranh của các công ty tài chính sẽ khiến thị trường ngày một minh bạch hơn và người tiêu dùng được lợi khi lãi suất giảm

Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa ban hành dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính, trong đó quy định các NH thương mại muốn cho vay tiêu dùng phải lập công ty tài chính.

Hạn chế rủi ro, giảm nợ xấu

Điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là việc quy định NH thương mại có nhu cầu cấp tín dụng tiêu dùng cho những đối tượng khách hàng phi chuẩn (khách hàng đại chúng có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng, khó tiếp cận dịch vụ NH…) phải lập công ty tài chính. Các loại vay tiêu dùng này gồm cho vay trả góp, vay thấu chi qua thẻ tín dụng hoặc phát hành thẻ mua hàng…

Việc tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng ra khỏi ngân hàng thương mại sẽ giúp khách hàng tiếp cận tiền vay từ công ty 
tài chính với lãi suất thấp (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Việc tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng ra khỏi ngân hàng thương mại sẽ giúp khách hàng tiếp cận tiền vay từ công ty tài chính với lãi suất thấp (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH

Theo NH Nhà nước, hiện hoạt động tín dụng tiêu dùng của NH thương mại và công ty tài chính đan xen nhau do đều cung cấp các sản phẩm như cho vay trả góp để mua xe máy, trang thiết bị gia đình, cho vay tiền mặt phục vụ đời sống, vay trả góp mua máy tính, điện thoại… Tuy nhiên, hiện cách tiếp cận khách hàng qua điểm giới thiệu dịch vụ tương tự mô hình công ty tài chính tín dụng tiêu dùng nên tiềm ẩn rủi ro lớn cho NH.

Trên thực tế, thời gian qua đang có làn sóng các NH thương mại thành lập công ty tài chính hoặc thâu tóm thông qua mua bán, sáp nhập một số công ty tài chính chuyên về lĩnh vực tiêu dùng. Chẳng hạn, sau NH TMCP Phát triển TP HCM mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) trong năm 2013, ngay đầu năm nay, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) xin ý kiến cổ đông về việc mua lại một công ty tài chính. Tiếp đó, NH TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty Tài chính Dệt may sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) và chuyển đổi toàn bộ hoạt động công ty này sang lĩnh vực tiêu dùng…

Xu hướng thâu tóm công ty tài chính của các NH nhằm mục đích phát triển cơ sở khách hàng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. “Việc cho phép tổ chức tài chính nước ngoài, NH thương mại trong nước mua lại công ty tài chính để chuyển đổi chuyên về tín dụng tiêu dùng là giải pháp khả thi nhằm tái cơ cấu công ty tài chính. Vừa đáp ứng nhu cầu của phía NH, tổ chức tài chính nước ngoài, lại đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tổ chức tín dụng phi NH” - Ban Soạn thảo NH Nhà nước phân tích.

Khách hàng sẽ hưởng lợi

Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển nhận xét việc tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng của NH thương mại và công ty tài chính là theo thông lệ quốc tế. Cho vay tiêu dùng rủi ro cao nên lãi suất cao. Chẳng hạn, một NH thương mại cho vay trả góp 3%/tháng (36%/năm) bị phê phán là cao nhưng công ty tài chính cho vay có khi lên tới 50%-60%/năm vẫn bình thường vì rủi ro lớn… “Các định chế tài chính tách bạch sẽ giúp thị trường đa dạng, phong phú và phục vụ khách hàng tốt hơn. Hiện dòng tiền lưu chuyển bên ngoài NH rất lớn, việc tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng ra khỏi NH thương mại còn giúp khách hàng tiếp cận khoản vay từ công ty tài chính với lãi suất thấp hơn tín dụng đen trên thị trường” - TS Đinh Thế Hiển nhận định.

Với quy định mới này, khả năng hàng loạt công ty tài chính sẽ ra đời tạo làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ. Tổng giám đốc một công ty tài chính cho biết ngay từ đầu năm công ty đã nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường tài chính, nhất là khi các NH thương mại liên tục mua lại công ty tài chính để gia tăng thị phần. Nếu so với thời điểm đầu năm, công ty ông đã phải hạ lãi suất từ 6%-8%/năm cho các khoản vay để cạnh tranh. Lúc này, người tiêu dùng sẽ được lợi nhờ lãi suất hạ, thủ tục thông thoáng và sự “o bế” để có khách hàng của các công ty.

Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB), lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ACB phát triển khá mạnh và có bộ phận phụ trách riêng. Nay với quy định mới, NH sẽ lập công ty tài chính, điều chuyển nhân sự không phải vấn đề khó. Hiện cho vay tiêu dùng là khoản vay có độ rủi ro cao, lãi suất biến động theo độ tin cậy với khách hàng. Do đó, việc tách phân khúc này ra khỏi NH để NH không bị ảnh hưởng bởi các khoản vay có độ rủi ro cao, nguy cơ nợ xấu tăng. 

Phải công khai thông tin

Dự thảo thông tư cũng quy định về quảng cáo và cung cấp thông tin của công ty tài chính cho khách hàng trước khi ký hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, khi quảng cáo công ty tài chính phải cung cấp tất cả thông tin về sản phẩm cho vay, lãi suất, phương pháp tính lãi suất, phí, chi phí liên quan, thời gian trả nợ... đầy đủ và chính xác để khách hàng hiểu và quyết định vay tiêu dùng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo