Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng

Văn Duẩn - Lan Anh
23/03/2023 18:19 GMT+7

(NLĐO) - Nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; và NSND Trần Bảng bày tỏ xúc động và đánh giá cao Chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức

Chiều 23-3, Chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã thăm, tặng quà cho nhà báo lão thành Hà Đăng (94 tuổi, ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội) và Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Trần Bảng (97 tuổi, ngụ tại quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây là nhà báo và nghệ sĩ gạo cội, có rất nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng và hoạt động văn hóa, nghệ thuật Việt Nam.

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 1.

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động (bên trái), cùng ông Lê Xuân Trung, Giám đốc Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội (bên phải), tặng phần quà của "Mai Vàng tri ân" trị giá 20 triệu đồng đến nhà báo lão thành Hà Đăng. Ảnh: Ngô Nhung

Tại buổi gặp gỡ, ghi nhận những đóng góp của nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng, thay mặt Chương trình "Mai Vàng tri ân", ông Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, đã gửi lời thăm hỏi, động viên và trao bằng chứng nhận cùng tiền hỗ trợ cho nhà báo lão thành Hà Đăng 20 triệu đồng và NSND Trần Bảng 15 triệu đồng.

"Mai vàng tri ân" thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng. Clip: Văn Duẩn

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết Chương trình "Mai Vàng tri ân" nằm trong chương trình Mai Vàng của Báo Người Lao Động. Chương trình "Mai Vàng nhân ái" tạm thời khép lại sau 3 năm và nay đang thực hiện giai đoạn 2 với chủ đề "Mai Vàng tri ân". Thông điệp của "Mai Vàng tri ân" là không quên những thế hệ đi trước đã cống hiến cho xã hội.

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 3.

Nhà báo lão thành Hà Đăng trò chuyện cùng nhà báo Tô Đình Tuân

Đón nhận món quà từ Chương trình "Mai Vàng tri ân", nhà báo lão thành Hà Đăng bày tỏ niềm vui và vinh dự khi được Báo Người Lao Động với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á quan tâm, thăm hỏi, tặng quà. 

Tại buổi gặp gỡ, nhà báo lão thành Hà Đăng đã đánh giá cao chất lượng của Báo Người Lao Động đã không ngừng thay đổi trong những năm qua; các hoạt động sau mặt báo, những hoạt động vì cộng đồng của Báo Người Lao Động như ""Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" và nay là Chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc"; rồi những hoạt động tri ân văn nghệ sĩ và những thế hệ đi trước đã cống hiến cho xã hội như "Mai Vàng nhân ái" và nay là "Mai Vàng tri ân"".

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 4.

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động (bên trái), cùng ông Lê Xuân Trung - Giám đốc Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội (bên phải), tặng phần quà của Mai Vàng tri ân trị giá 15 triệu đồng đến NSND Trần Bảng. Ảnh: Ngô Nhung

Nhà báo Hà Đăng sinh năm 1929 tại tỉnh Phú Yên. Từ năm 1950, ông bắt đầu làm thư ký của Tòa soạn Tạp chí Miền Nam, cơ quan của Ban đại diện Văn hóa cứu quốc miền Nam Trung Bộ, tiếp đó làm phóng viên của báo Văn Nghệ Liên khu 5.

Đến năm 1952, nhà báo Hà Đăng được điều động làm biên tập viên Báo Nhân Dân Liên khu 5. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc. Sau khi học một tháng ở Chèm, lớp dành cho các cán bộ miền Nam tập kết, tháng 7-1955, ông được điều về làm việc tại Báo Nhân Dân ở Hà Nội, là phóng viên nông thôn.

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 5.

Nhà báo Hà Đăng hàng ngày đọc Báo Người Lao Động như một món ăn tinh thần không thể thiếu

Bài báo "Ba lần đuổi kịp trung nông" của ông viết về Hợp tác xã Đại Phong ở Quảng Bình đăng Báo Nhân Dân ngày 9-1-1961 đã mở đầu cho phong trào thi đua "Gió Đại Phong" nổi tiếng.

Không chỉ sắc sảo với những bài viết phản ánh một nông thôn hừng hực khí thế đổi mới, nhà báo Hà Đăng còn nổi tiếng với hàng trăm bài chính luận sắc sảo, được coi là vũ khí tư tưởng sắc bén để đấu tranh với giặc Mỹ trên mặt trận quân sự và ngoại giao nóng bỏng. Sau này, ông tập hợp những bài viết đó lại, in thành tập "Thế ta - thế thắng" phản ánh trung thực cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và các vấn đề về miền Nam Việt Nam với những bài viết sắc sảo, tràn đầy sức chiến đấu như: "Toàn dân đứng lên, khắp nơi nổi dậy", "Thừa thắng xông lên, anh dũng xốc tới", "Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng bừng bừng khí thế tiến công"...

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 6.

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động (thứ hai bên trái) trao quà lưu niệm của Báo Người Lao Động cho nhà báo Hà Đăng . Ảnh: Ngô Nhung

Hơn 70 năm đi theo cách mạng mà nghiệp chính là làm báo, từ một phóng viên, được sự bồi dưỡng và dìu dắt của những người lớp trước của Báo Nhân Dân, ông Hà Đăng đã trải qua hầu hết các cương vị công tác quản lý của Báo Nhân Dân: Phó Trưởng Ban, Trưởng Ban, Ủy viên Ban Biên tập, Phó Tổng Biên tập, rồi Tổng Biên tập. Ông còn được giao các công tác khác nhau như: 3 năm học Trường Đảng Cao cấp của Liên Xô, 7 năm dự đàm phán Paris và tham gia mặt trận ngoại giao..

Năm 1986, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI. Ông là Tổng biên tập Báo Nhân dân từ 1987-1992; Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1992-1996), Tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản (1996-2001), Trợ lý Tổng Bí thư (2001-2006).

Mặc dù vậy, ông vẫn đam mê với nghề báo, coi nghề báo là tình yêu và lẽ sống của mình. Tổng kết cuộc thi Giải Búa liềm vàng lần thứ IV (Giải Báo chí toàn quốc viết về Xây dựng Đảng) năm 2019, nhà báo Hà Đăng được Ban tổ chức trao giải Cống hiến, được vinh danh là Nhà báo tiêu biểu về những đóng góp đối với sự nghiệp báo chí và công tác xây dựng Đảng.

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 7.

Nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, thăm hỏi và trò chuyện với NSND Trần Bảng. Ảnh: Ngô Nhung

NSND Trần Bảng sinh năm 1926 (Canh Dần) trong một gia đình khoa bảng, có nhiều người thành danh ở lĩnh vực văn chương nghệ thuật ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Ông nội là tuần phủ Trần Mỹ. Cha là nhà văn Trần Tiêu, bác ruột là nhà văn Khái Hưng (tên thật là Trần Khánh Giư).

Là người ham học hỏi, năm 20 tuổi, NSND Trần Bảng đã thông thạo tiếng Pháp, ông còn được học sách Hán Nôm và học thêm nhiều thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức.

Ông là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng với mệnh danh "ông trùm chèo" thời nay.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia vào Đoàn Văn công Trung ương. Nhờ sự khích lệ của nhà văn Hoài Thanh: "Chèo là một di sản văn hóa rất quý của dân tộc, cậu cứ làm đi, rồi tôi tin chắc là cậu sẽ mê loại hình nghệ thuật này", NSND Trần Bảng đã khám phá nghệ thuật chèo.

Mai Vàng tri ân thăm, tặng quà nhà báo lão thành Hà Đăng và NSND Trần Bảng - Ảnh 8.

NSND Trần Bảng chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn công tác của Chương trình "Mai vàng tri ân"

Ông khai thác, bảo tồn nhiều vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của các nghệ nhân, từ đó cải biên, xây dựng lại nhiều vở chèo kinh điển như: "Quan âm Thị Kính", "Xúy Vân" (từ vở "Kim Nham"), "Nàng Thiệt Thê" (từ vở "Chu Mãi Thần")… Chỉ riêng vở Quan Âm Thị Kính, ông đã ông dàn dựng tổng cộng 3 lần vào các năm 1956, 1968, 1985. Ngoài ra, ông còn dàn dựng nhiều vở chèo hiện đại như: "Lọ nước thần", "Tình rừng", "Cờ giải phóng", "Đường đi đôi ngả", "Máu chúng ta đã chảy"…

"Chị Trầm" là vở chèo đầu tiên ông dựng được Bác Hồ xem, khen, động viên, giúp ông đạt được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Còn "Quan Âm Thị Kính", vở chèo cổ đầu tiên ông phục dựng được nhận định là đã góp phần quan trọng trong việc nâng chiếu chèo sân đình lên sân khấu chuyên nghiệp.

NSND Trần Bảng còn viết nhiều sách nghiên cứu, giảng dạy từ khóa diễn viên chèo đầu tiên của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ông nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nghệ thuật cho chèo…

Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật sân khấu, Bộ Văn hoá-Thông tin; Phó Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khóa I (1957). Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt 2 năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 5 (2017).

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên 04:00

Ngày 5-4, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến tỉnh Kon Tum thăm và trao tiền hỗ trợ cho nghệ nhân A Thuih và nhà thơ Tạ Văn Sỹ.

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ 07:40

Ngày 4-4, trong khuôn khổ chương trình Giao lưu âm nhạc sơ kết giai đoạn 1 cuộc vận động sáng tác ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" do Báo Người Lao Động tổ chức, chương trình "Mai Vàng tri ân" đã trao tặng quà, vinh danh NSND Trà Giang, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và ca sĩ Cẩm Vân.

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh! 11:37

(NLĐO) - Nhiều nghệ sĩ: NSƯT Công Ninh, Văn Phượng, Thanh Hằng, NSƯT Minh Nhí, Uyên Trang ... bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi tham gia, được vinh danh trong chương trình Gala "Hành trình 30 năm Giải Mai Vàng".

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới 06:00

Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức chuẩn bị bước sang tuổi 30 - một cột mốc đáng nhớ với biết bao dấu ấn cũng như khát vọng cho một chặng đường mới

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt 05:00

Không dễ để khắc họa trọn vẹn chân dung ông đồ Nguyễn Hiếu Tín - tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng những người yêu thư pháp chữ Việt.

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương 06:56

(NLĐO) - Ra đời từ năm 2019 do Báo Người Lao động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á, chương trình "Mai Vàng tri ân" - ban đầu mang tên "Mai Vàng nhân ái" - tính đến Tết Giáp Thìn đã có hơn 800 văn nghệ sĩ trên cả nước được trao tặng.

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My 14:56

(NLĐO) - Sáng 30-1, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm bếp cơm chay miễn phí của cụ ông Trần Văn Hồng, (88 tuổi) và vợ là cụ Nguyễn Thị My (73 tuổi).

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!"

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!"

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!" 06:23

Diệp Bảo Ngọc đã có một năm 2023 được nhiều hơn là mất và cái được lớn nhất là tình cảm yêu thương của mọi người

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023 06:00

Căn cứ thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 29 năm 2023 và kết quả kiểm phiếu vòng bầu chọn, Ban Tổ chức (BTC) quyết định công nhận những cá nhân có các số điện thoại hoặc email dưới đây trúng thưởng 13 giải vòng bầu chọn, từ giải nhất đến giải khuyến khích:

Cảm xúc thăng hoa của dàn nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng dành cho khán giả

Cảm xúc thăng hoa của dàn nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng dành cho khán giả

Cảm xúc thăng hoa của dàn nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng dành cho khán giả 17:24

(NLĐO) - Đông đảo người hâm mộ đã nán lại sau lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 29 để chúc mừng các nghệ sĩ vừa đoạt giải.

Xem thêm