xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân rơi nước mắt cắt bỏ thanh long

Bài và ảnh: Hợp Phố

Mấy ngày qua, người trồng thanh long tỉnh Bình Thuận bước vào vụ thu hoạch mùa thứ 3.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu khó khăn, cộng với thời điểm này, nhiều loại trái cây vào mùa nên giá thanh long xuống mức rất thấp.

Cụ thể, thanh long hàng xuất khẩu chỉ 3.000 đồng/kg, số còn lại chỉ 500 đồng/kg. Nhiều vườn có tỉ lệ trái xuất khẩu thấp, xấp xỉ 50% thì thương lái mua cả vườn với giá bình quân 2.000 đồng/kg. Một số chủ vườn phải cho người vào cắt dọn vườn để nuôi lại lứa thanh long sau bởi với giá bán dưới 2.000-3.000 đồng/kg, người trồng gần như chỉ đủ chi phí để thuê lao động thu hoạch chứ không có lãi.

Nông dân rơi nước mắt cắt bỏ thanh long - Ảnh 1.

Vườn thanh long bị cắt bỏ của nông dân xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Phần lớn diện tích trồng thanh long là đất xám bạc màu, đất cát pha hoặc đất núi, đất dốc dễ xói mòn, rửa trôi nên cần bón nhiều phân hữu cơ để cải tạo đất. Chuẩn bị đất để trồng thanh long cũng lắm công phu. Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại rồi mới cắm cọc, đào lỗ, xuống trụ. Sau khi chôn trụ xong, lại đào quanh trụ sâu 20 cm, rộng 1,5 cm; bón lót phân chuồng, phủ đất để chờ vào đầu mùa mưa mới đặt hom. Chỉ với bao nhiêu công đoạn ấy thôi nhưng phải bám trên đồng giữa cái nắng của Bình Thuận đã hiểu mồ hôi bỏng rát ra sao.

Để có được mùa vụ như ý, người trồng thanh long thường phải bám trụ suốt ngoài đồng. Cây thanh long ưa sáng nhưng cũng không thể thiếu nước, trái sẽ bị nhỏ, cháy. Do đó, đêm đến, người trồng thanh long vừa phải chong đèn cho cây vừa phải tưới nước. Đấy là vụ chính, còn để có một mùa trái vụ ngon lành, phải biết cắt tỉa, xuống phân, nước và cả chong đèn chiếu sáng hợp lý.

Nhưng giờ đây, nhìn vườn thanh long phải cắt bỏ, bao công sức bỏ ra cho cả một mùa vụ nay trắng tay, bao người đã ứa nước mắt.

Đại diện Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết giá thanh long đang vận hành theo thị trường, khi nguồn cung dồi dào thì mức giá điều chỉnh xuống theo nhu cầu. Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu của loại trái cây này gặp khó.

Cây thanh long từng được xem là cây thoát nghèo cho nông dân Bình Thuận với diện tích lên đến 33.750 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm trên 550.000 tấn. Thế nhưng, theo số liệu năm 2020, các doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu chính ngạch chỉ trên 6.800 tấn thanh long để mang về khoảng 8,1 triệu USD, chỉ hơn 1,2% sản lượng thu hoạch thanh long mỗi năm ở Bình Thuận. Số còn lại phần lớn xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc và một phần nhỏ tiêu thụ nội địa. Việc còn phụ thuộc lớn vào một thị trường theo đường xuất khẩu tiểu ngạch khiến giá thanh long luôn bấp bênh và nước mắt lẫn mồ hôi của người trồng thanh long Bình Thuận vẫn còn phải rơi trên đồng ruộng.

Nông dân rơi nước mắt cắt bỏ thanh long - Ảnh 2.
Nông dân rơi nước mắt cắt bỏ thanh long - Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo