Nhịp sống
14/05/2019 07:12

Sức mạnh “cô đỡ thôn bản”

Mô hình "cô đỡ thôn bản" của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn

Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chăm lo sức khỏe sinh sản cho người dân tộc

Chị Lý Thị Bay - ở xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - có thâm niên hơn 6 năm gắn bó với nghề cô đỡ. Chị Bay cho biết chị là người dân tộc Mông, quê tận Lai Châu, theo chồng vào Tây Nguyên lập nghiệp. Từ nhỏ, chị đã mơ ước được làm công việc của một nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho bà con vì thế khi địa phương tuyển người học cô đỡ, chị Bay đăng ký tham gia ngay. Lúc đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền do không phải người ở đây. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc vẫn còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là trong sinh nở người dân tự đẻ tại nhà nên việc thuyết phục người dân bỏ đi các hủ tục là việc rất khó.

Sau một thời gian kiên trì đến tận các gia đình có người mang thai tư vấn và hỗ trợ sinh nở thành công, chị được người dân ở đây tín nhiệm. Một năm "cô đỡ" này chỉ đỡ 5-6 ca thôi nhưng đều là những trường hợp người dân không chịu đến bệnh viện, hầu hết bà bầu sau khi được tư vấn động viên đã thay đổi dần hành vi, bỏ dần các hủ tục và đến bệnh viện sinh nở. Hiện công việc của Bay không chỉ là cô đỡ thôn bản mà kiêm luôn cán bộ dân số, tiêm chủng tại địa phương. "Công việc thì như con mọn, con còn nhỏ nhưng tôi may mắn được chồng và gia đình rất ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi làm việc" - chị Bay chia sẻ.

Sức mạnh “cô đỡ thôn bản” - Ảnh 1.

Cô đỡ thôn bản hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại Gia Lai Ảnh: Dương Ngọc

Thẩn Thị Út - 28 tuổi, dân tộc Dao, ở xã Bàn Lan, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - chia sẻ lý do đưa chị đến với công việc chỉ vì thấy thôn, bản chưa có cô đỡ, đã có những trường hợp sản phụ mang thai bị băng huyết và tử vong. Dù số ca sinh được Út đỡ không nhiều nhưng điều khiến cô mừng nhất là bà con đã chịu đến trung tâm y tế khi có những vấn đề về sức khỏe, bà bầu đã đi khám thai định kỳ và khi sinh nở hầu hết đã đến bệnh viện.

Bộ Y tế cho biết hơn 25 năm trước, tỉ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam vào khoảng 233/100.000 trẻ đẻ sống, cao gấp 4 lần thời điểm hiện tại. Tử vong mẹ tại các vùng sâu, vùng xa thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, tỉ lệ đẻ tại nhà không có cán bộ y tế đỡ trong giai đoạn này còn rất cao ở khu vực miền núi, dao động trong khoảng 50% - 58%. Việc không khám thai, đẻ tại nhà không được hỗ trợ của cán bộ y tế là nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng tử vong mẹ còn cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt, sự khác biệt về yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con… cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở vùng núi cao.

Tiếp sức cho vùng sâu, vùng xa

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Việc này là giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính khiến phụ nữ dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được với các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh. Đến nay, gần 3.000 cô đỡ thôn bản đang ngày đêm vượt mọi khó khăn, gian khổ đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu; tư vấn, giáo dục sức khỏe; vận động sản phụ đi khám thai và sinh con tại trạm y tế xã; phát hiện thai nghén có nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời… "Cô đỡ thôn bản" đã phát huy được hiệu quả tích cực, giúp phụ nữ tiếp cận tốt với các dịch vụ sinh nở an toàn.

Trong suốt thời gian triển khai mô hình này, ngoài sự nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ban ngành thì sự chung tay của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) đã luôn đồng hành cùng Bộ Y tế trong nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em thông qua việc hỗ trợ một loạt dự án và chương trình, trong đó có mô hình "Cô đỡ thôn bản". Hơn 20 năm hợp tác, EU đã tài trợ 3.500 tỉ đồng hỗ trợ các tỉnh nghèo và những huyện lỵ gặp nhiều khó khăn, đây cũng là những khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số định cư, giúp đào tạo các cán bộ y tế (cô đỡ thôn bản), cung cấp thiết bị y tế cần thiết, cũng như chuẩn hóa các hướng dẫn lâm sàng về dịch vụ y tế.

Cô đỡ thôn bản là những người dân tộc thiểu số, được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Họ được tham gia khóa đào tạo về y tế kéo dài 9 tháng để cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ đang mang thai tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Cô đỡ thôn bản có cùng văn hóa, phong tục tập quán vì vậy họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản.

Ngọc Dung
từ khóa :

Viết bình luận

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngân hàng 14:06

Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.

KingSport tiếp tục trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp và sứ mệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh

KingSport tiếp tục trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp và sứ mệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh

Doanh nghiệp 13:31

Với tâm niệm chăm sóc sức khỏe cho triệu người dân Việt, KingSport - một trong những thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam triển khai dự án cộng đồng “Hành trình Hạnh phúc”, trao tặng 1 triệu máy đo huyết áp đến người cao tuổi trên khắp mọi miền, đồng hành cùng bậc cao niên theo dõi và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

EVNCPC: Công tác tiết kiệm điện có nhiều chuyển biến tích cực nhờ các giải pháp thiết thực

EVNCPC: Công tác tiết kiệm điện có nhiều chuyển biến tích cực nhờ các giải pháp thiết thực

Sản xuất - Kinh doanh 11:49

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về thực hiện công tác tiết kiệm điện (TKĐ) năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai nhiều giải pháp và đạt hiệu quả cao trong công tác tiết kiệm điện.

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Dinh dưỡng – Sức khỏe 19:24

Ngày 18-4, Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Mỹ).

Linh thiêng “Quốc ẩm Việt trà” dâng lên Quốc tổ Vua Hùng

Linh thiêng “Quốc ẩm Việt trà” dâng lên Quốc tổ Vua Hùng

Văn hóa – Giải trí 17:02

Hướng về Lễ giỗ Tổ tại Đền Hùng, Phú Thọ, trên vùng đất Tây Nguyên, cháu, con của các dân tộc anh em, của đồng bào nơi đây thành kính tổ chức Lễ giỗ Tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

POP MART – Đế chế đồ chơi “blind box” nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills

POP MART – Đế chế đồ chơi “blind box” nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills

Điểm đến hấp dẫn 18:35

Vào dịp hè 2024, POP MART - một trong những thương hiệu bán đồ chơi “art toy” đình đám nhất thị trường quốc tế hiện nay sẽ chính thức ra mắt tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng), với một “flagship store” đậm tính nghệ thuật.

Không phải lúc nào Shark cũng đúng, start-up có thể thành công với con đường riêng

Không phải lúc nào Shark cũng đúng, start-up có thể thành công với con đường riêng

Sản phẩm 18:34

Dù bị chê “sai thị trường, nhầm thời điểm và sản phẩm không dành cho số đông”, sau 5 năm, start-up xe máy điện Dat Bike đang chứng minh điều ngược lại.