xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ mưu bỏ trốn, ai bồi thường?

Bài và ảnh: Di Lâm

Cơ quan xét xử rơi vào thế khó khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong những vụ án hình sự có đối tượng phạm tội chủ mưu bỏ trốn...

Vừa qua, TAND TP HCM xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Trong vụ án, cấp sơ thẩm cáo buộc tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Hoàng Văn Cường, Đỗ Minh Quang và Phạm Văn Chính với mức án lần lượt 9 năm, 8 năm và 7 năm tù.

Chủ mưu bỏ trốn

Theo cơ quan xét xử, với cương vị đại diện doanh nghiệp, 3 bị cáo Cường, Quang, Chính đã ký khống một loạt hồ sơ vay vốn, khiến ngân hàng thiệt hại nặng nề. Dù không hưởng lợi nhưng 3 bị cáo phải chịu trách nhiệm dân sự với khoản bồi thường tổng cộng gần 300 tỉ đồng. Tại tòa, 3 bị cáo khai nhận được một người tên Hoàng Tiến Dzũng nhờ, thuê đứng tên giám đốc và ký giấy tờ, chứng từ theo chỉ dẫn. Thế nhưng, mắt xích quan trọng trong vụ án - Hoàng Tiến Dzũng... đã bỏ trốn.

Trước đó, Agribank Chi nhánh Mạc Thị Bưởi từng xảy ra một vụ án tham ô tài sản. Theo hồ sơ, Phú Minh Hòa (nguyên nhân viên tín dụng) tiếp tay Nguyễn Lê Kiều Quang (nguyên giám đốc phòng giao dịch) chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng bằng nhiều thủ đoạn. Hòa bị xử phạt 22 năm tù về tội "Tham ô tài sản", "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Trong khi đó, chủ mưu Nguyễn Lê Kiều Quang đã bỏ trốn. Nguồn gốc số tiền bị cáo chiếm đoạt có tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, cơ quan pháp luật rơi vào thế khó khi giải quyết trách nhiệm dân sự. Cấp sơ thẩm tách phần này thành một vụ kiện khác. Trái lại, cấp phúc thẩm cho rằng ngân hàng cần có trách nhiệm với khách hàng.

Chủ mưu bỏ trốn, ai bồi thường? - Ảnh 1.

Bị cáo Phú Minh Hòa bị tuyên phạt 22 năm tù trong khi chủ mưu đã bỏ trốn

Khởi kiện người... bị truy nã

Lập luận tại tòa, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Huỳnh Thị Việt Tiên nhận định 3 bị cáo Cường, Quang, Chính khai nhận toàn bộ số tiền vay đều do Hoàng Tiến Dzũng chiếm dụng. Dù vậy, 3 bị cáo là đại diện pháp nhân ký hợp đồng tín dụng và tất cả giấy tờ liên quan nên phải có trách nhiệm bồi hoàn số nợ gốc và lãi tồn đọng. Từ đó, bên cạnh trách nhiệm hình sự, HĐXX buộc bị cáo Chính bồi thường hơn 116 tỉ đồng, Cường và Quang liên đới bồi thường hơn 124 tỉ đồng. Đây là số nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án. Tuy nhiên, "nhằm bảo đảm quyền lợi cho 3 bị cáo, HĐXX dành quyền khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác nếu các bị cáo muốn yêu cầu Hoàng Tiến Dzũng hoàn trả số tiền bồi thường" - thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên nhấn mạnh.

Trong vụ Nguyễn Lê Kiều Quang bỏ trốn, TAND Cấp cao tại TP HCM cho rằng cấp sơ thẩm (TAND TP HCM) không sai khi tách khoản tiền thiệt hại liên quan đến khách hàng thành vụ kiện khác. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm xác định khoản tiền này có liên quan đến Nguyễn Lê Kiều Quang. Như vậy, nếu khởi kiện thì các bị hại đành... chờ ông Quang "xuất hiện" trong khi ông này đã ôm tiền bỏ trốn từ lâu. Điều này gây bất lợi đối với người gửi tiền vào ngân hàng. HĐXX cấp phúc thẩm nhận định cán bộ ngân hàng làm sai thì có trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng, còn ngân hàng phải có trách nhiệm với khách hàng. Việc tách phần bồi thường thiệt hại của khách hàng thành vụ kiện dân sự khác thì bảo vệ được quyền lợi phía ngân hàng nhưng khách hàng lại... bị thiệt.

Đòi quyền lợi ngay từ đầu

Theo thạc sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội), trước khi tham gia giao dịch, mọi cá nhân, tổ chức nên yêu cầu đối tác phải giải trình, cam kết về nguồn gốc tài sản đưa vào giao dịch là hợp pháp; ghi rõ trong văn bản, hợp đồng. Nếu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự vì liên quan đến tài sản đã giao dịch với đối tượng phạm pháp thì cá nhân, tổ chức cần có ngay động thái bảo vệ quyền lợi từ giai đoạn đầu. Cần tránh trường hợp khi vụ việc xảy ra, người dân không có ý kiến; khi cơ quan tố tụng thực hiện các bước xác định vật chứng, người dân không khiếu nại nhưng đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, người dân mới khiếu nại, kháng cáo.

Trong bối cảnh ngày một nhiều tài sản bất minh được đưa vào giao dịch, luật sư Đặng Văn Cường lưu ý cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch cần tỉnh táo, trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý để tránh hậu quả bị thu hồi tài sản nếu đối tượng giao dịch sau này liên quan đến một vụ án hình sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo