xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nham nhở những bến sông

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Dọc sông Đồng Nai (đoạn từ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tràn lan những bến thủy nội địa không phép, trong khi quy hoạch bến bãi đầy bất cập

Sông Đồng Nai  thời gian qua đối mặt với sự hoành hành của “cát tặc”, các công trình thủy điện phía thượng nguồn, những khu đô thị được cấp phép lấn sông, nước thải ồ ạt từ các khu công nghiệp. Trong khi đó, tại đoạn chảy qua TP Biên Hòa, quy hoạch bến bãi lộn xộn, cơ quan chức năng chẳng mấy quan tâm.

35/41 bến không phép

Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc con sông Đồng Nai, đoạn chảy qua TP Biên Hòa, hiện có hàng chục bến thủy nội địa hoạt động không phép. Tại đây, suốt ngày đêm, các cần cẩu xúc cát, đá từ thuyền, sà lan lên bờ và xe ben, xe tải vào ra nườm nượp. Dọc theo các khu vực thuộc 2 xã Tân Hạnh và Hóa An, TP Biên Hòa và tỉnh Bình Dương, các bến bãi vô tư hoạt động mà không ai quản lý. Còn về phía 2 phường Bửu Long và An Bình thuộc TP Biên Hòa, các bến thủy nội địa không phép cũng hoạt động tấp nập xen lẫn với nhà dân, giữa những đoạn sông trồi sụt. Nếu như phía trong bến luôn ầm ĩ với máy ủi, máy xúc thì bên ngoài xe tải, xe ben cũng mặc sức tung hoành. Tại khu vực bến bãi ở xã Tân Hạnh, một số góc đường bị cày xới, phá nát. Quá trình đi thực tế tại đây, không ít lần chúng tôi chứng kiến những chiếc xe ben chạy từ trong các bến ra đường lớn với tốc độ cao khiến cát, đá văng tung tóe.

Theo người dân, thời gian trước, đoạn sông này vốn hiện hữu những bến sông êm đềm với cây đa bến nước. Thế nhưng, gần chục năm trở lại đây, những bến sông với tên gọi cổ điển như ông Lam, bà Quới dần trở thành những điểm tập kết, chuyên chở các tài nguyên được khai thác kiểu tận thu từ sông. Ông Vũ Quyền Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hạnh, cho biết hiện gần như tất cả bến trong khu vực đều hoạt động không phép. “Bến bãi hoạt động tấp nập phục vụ kinh tế là bình thường. Tuy nhiên, để hoạt động chui, mờ ám rồi xảy ra lộn xộn, gây rối giao thông đường thủy và tạo điều kiện cho “cát tặc” hoành hành thì rõ ràng là không tốt” - ông Lương nhận định.

Theo Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa, hiện ở khu vực TP có 41 bến thủy nội địa thì tới 35 bến không được quản lý, cấp phép hoặc một số có giấy phép kinh doanh nhưng lại không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

 

Một bến bãi hoạt động không phép ở khu vực xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Một bến bãi hoạt động không phép ở khu vực xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

 

Không xử lý được

Theo kế hoạch của địa phương, đến cuối năm 2010, tất cả bến thủy nội địa không phù hợp quy hoạch, tự phát phải dừng hoạt động. Thế nhưng, thực tế đã nhiều năm qua, các bến bãi tự phát vẫn hiện hữu, gây mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng giao thông. Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa cho biết biện pháp chủ yếu hiện nay là tăng cường tuyên truyền, vận động nhưng các chủ bến bãi vẫn không chấp hành.

Trong khi đó, lúc lực lượng chức năng lập đoàn kiểm tra, các chủ bến luôn tìm cách né tránh và dùng “chiêu” gây khó khăn. Cụ thể, các ông chủ cho đóng cửa bến, ngưng hoạt động một thời gian hoặc tập trung hoạt động về đêm, ban ngày chỉ vận chuyển vật liệu, hàng hóa đi nơi khác bằng đường bộ... Bên cạnh đó, một số chủ bến bãi có giấy phép kinh doanh nhưng không có giấy phép bến thủy nội địa, dẫn đến chồng chéo, khó xử lý. “Mức phạt hành chính chỉ vài triệu đồng, trong khi quy hoạch hạ tầng không cụ thể, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trung chuyển nên nếu buộc đóng cửa tất cả bến chưa được cấp phép thì cũng chưa thật hợp lý” - ông Nguyễn Thái Hòa, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa, nói.

Theo ông Lê Quang Bình, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, bến thủy nội địa không phép tồn tại tràn lan nhiều năm nay nhưng đang gặp khó khăn trong khâu xử lý. “Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra gấp, nếu trường hợp chưa thể xử lý triệt để thì cũng sẽ tăng cường chấn chỉnh” - ông Bình khẳng định.

 

“Cát tặc” vẫn tung hoành

Hiện nay, sông Đồng Nai ngoài đối diện với ảnh hưởng của các công trình thủy điện, lượng nước thải lớn từ các KCN..., vấn đề nhức nhối khác là nạn “cát tặc” tồn tại từ nhiều năm nhưng không dẹp được. Cuối năm 2014, có tuần, cơ quan chức năng TP Biên Hòa bắt 7 vụ hút cát lậu nhưng tình hình sau đó vẫn không giảm. Theo ghi nhận của chúng tôi, một số đường dây hút cát trộm vẫn lợi dụng các bến bãi tự phát để làm điểm tập kết, trung chuyển. Công an TP Biên Hòa cho biết 1 năm, đơn vị này bắt cả trăm vụ hút cát lậu nhưng cũng chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo