xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân chứng xem thường pháp luật, vì đâu?

LS Nguyễn Hữu Thế Trạch

Tình trạng nhân chứng xem thường pháp luật không đến tòa theo lệnh triệu tập đã tạo thành tiền lệ bất nhất, làm sai lệch kết quả xét xử, thậm chí bỏ lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội

Mấy ngày qua, TAND TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) xét xử vụ 5 công an dùng nhục hình. Điều đáng chú ý, qua 3 ngày xét xử và hầu như ngày nào luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân cũng yêu cầu HĐXX có giải pháp triệu tập thượng tá Lê Đức Hoàn (Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa) đến tòa vì ông là nhân chứng rất quan trọng của vụ án, liên quan đến nhiều lời khai của các bị cáo và nhân chứng. Tuy nhiên, nhân chứng này và nhiều nhân chứng khác vẫn cứ vắng mặt.

Vấn đề đặt ra là vì sao HĐXX không áp dụng việc dẫn giải các nhân chứng vắng mặt đến tòa để tham gia tố tụng?

Kiêng nể, ngại đụng chạm

Người làm chứng (nhân chứng) là người không thể thay thế được trong tố tụng, bởi lẽ họ tham gia tố tụng không phụ thuộc vào ý chí của họ hay ý chí của những người tiến hành tố tụng mà do chính họ biết được những tình tiết của vụ án bằng việc nhìn, nghe thấy được. Lời khai của nhân chứng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét cùng với các nguồn chứng cứ khác để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết cần thiết khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Thực trạng nhân chứng bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm trên thực tế rất nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án bị đình chỉ do không đủ chứng cứ kết tội khiến kẻ phạm tội không bị trừng trị, sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, nhân dân bức xúc, mất niềm tin vào công lý.

Trong thực tiễn xét xử, dù Luật TTHS có quy định chặt chẽ quyền, nghĩa vụ của nhân chứng nhưng việc nhân chứng vắng mặt vẫn thường xảy ra, nhất là khi nhân chứng là cán bộ đương nhiệm hay người có chức vụ quyền hạn. Kiêng nể; ngại đụng chạm; sợ trễ tiến độ, kế hoạch xét xử… là những nguyên nhân khiến HĐXX thường không áp dụng việc dẫn giải nhân chứng đến tòa để tham gia tố tụng. Chính từ việc này đã tạo thành tiền lệ bất nhất, làm sai lệch kết quả xét xử, thậm chí bỏ lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội.

Vai trò kiểm sát của VKSND mờ nhạt

Một điều cần lưu ý, khi đã triệu tập nhưng nhân chứng cố tình không hợp tác, không đến; tòa án cũng không áp dụng biện pháp dẫn giải, thì VKSND với chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, phải có ý kiến với HĐXX về việc cần thiết hay không cần thiết triệu tập. VKSND phải thực hiện đúng chức năng, vai trò của mình một cách độc lập mới bảo đảm được việc xét xử.

Trong thực tế, khi luật sư đề nghị HĐXX phải triệu tập nhân chứng, thường HĐXX cho rằng “không cần thiết” thì VKSND cũng nói “không cần thiết”. Lý do “không cần thiết”, HĐXX không giải thích tường tận hoặc chỉ nói “nhân chứng đã cho lời khai trong quá trình điều tra”. Vẫn biết nhân chứng đã cho lời khai tại CQĐT nhưng sự có mặt của nhân chứng tại tòa sẽ làm cho công tác xét xử của tòa án được khách quan và toàn diện hơn.

Khoản 1, điều 55 BLTTHS năm 2003 quy định: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”. Khoản 4, điều 55 BLTTHS quy định: “Người làm chứng có nghĩa vụ: a/ Có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; b/ Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 308 của BLHS; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 307 của BLHS”.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận, pháp luật chưa đưa ra một chế định rõ ràng về nghĩa vụ của nhân chứng cũng như các chế tài tuyệt đối khắt khe khi nhân chứng cố tình “trốn tránh”, không thực hiện lệnh triệu tập của tòa án. Vì thế nhân chứng “nhởn nhơ” xem thường lệnh triệu tập của tòa, làm cho pháp luật mất đi tính nghiêm minh vốn có của nó.

Sợ làm nhân chứng

Mới đây, TAND TP HCM đưa vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại khu vực xung quanh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (quận 5,

TP HCM) do vợ chồng bị cáo Nguyễn Kim Của (SN 1967, ngụ quận Bình Tân) cầm đầu ra xét xử. Tại tòa, các bị cáo đồng loạt phản cung, yêu cầu được đối chất với các nhân chứng, nạn nhân. Thế nhưng, trước đó, khi vụ án bị cơ quan chức năng phát hiện, nhân chứng được mời về công an lấy lời khai, họ đã vô cùng hoảng sợ vì băng nhóm này vẫn còn nhiều đối tượng còn ở ngoài vòng pháp luật. Sau đó, để tránh phiền phức, nhiều nhân chứng bỏ về quê, một số chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. P.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo