xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Pháp nhân phạm tội phải bị “trừng trị”

Trường Hoàng

Quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thể hiện nguyên tắc công bằng và bình đẳng của pháp luật, mọi hành vi phạm tội đều phải bị trừng phạt

Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Bộ Tư pháp công bố để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, Bộ Tư pháp đã đưa vào dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi một chương mới với tên gọi “Những quy định đối với pháp nhân phạm tội” (chương XI).

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Về nguyên tắc xử lý, Bộ Tư pháp đưa ra 2 phương án truy cứu chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân. Phương án thứ nhất, chỉ truy cứu khi có đủ 2 điều kiện: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân. Phương án thứ hai, chỉ truy cứu khi có đủ 2 điều kiện: hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.

Đồng thời, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân có liên quan đến việc thực hiện tội phạm Về phạm vi chịu TNHS của pháp nhân, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường và một số tội phạm khác do bộ luật này hoặc luật khácquy định.

 

Cống dẫn nước thải chưa qua xử lý của Công ty Giấy Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM) xả thẳng vào môi trường Ảnh: MINH KHANH
Cống dẫn nước thải chưa qua xử lý của Công ty Giấy Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM) xả thẳng vào môi trường Ảnh: MINH KHANH

 

Hình phạt áp dụng với pháp nhân sẽ gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong đó, có hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn... Ngoài ra, pháp nhân phạm tội còn bị buộc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Cần thiết nhưng thận trọng

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh, cho rằng thực tiễn cho thấy nhiều tổ chức, doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã bất chấp sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng; thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chỉ có thể áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là chưa tương xứng. Các chế tài về hành chính, dân sự, kinh tế cũng không hiệu quả, trong khi các tổ chức và cá nhân bị thiệt hại thì vẫn phải gánh chịu những thiệt thòi. Điển hình trong vụ kiện Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam xả thải, nếu thương lượng không thành thì để đòi lại quyền lợi cho mình, người dân phải khởi kiện ra tòa án, rất mất thời gian, công sức và tiền bạc.

Theo luật sư - thạc sĩ Nguyễn Thanh Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thanh & Cộng sự, hiện pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định về việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Trách nhiệm của pháp nhân chỉ được quy định trong lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế và hành chính. Trong khi đó, ngày càng có nhiều pháp nhân gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân; nhiều cá thể “núp bóng” pháp nhân phạm tội, như nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc dùng pháp nhân để huy động, chiếm dụng vốn...

“Việc quy định TNHS của pháp nhân trong BLHS là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam; đồng thời, đáp ứng yêu cầu quốc tế trong các điều ước mà Việt Nam là thành viên. Mặc dù phạt tù không thể áp dụng đối với pháp nhân phạm tội nhưng những loại hình phạt khác được xây dựng trong luật hình sự hoàn toàn có thể áp dụng cho pháp nhân phạm tội với mục đích làm cho pháp nhân đó phải bị trừng trị bởi tội đã gây ra cho xã hội…” - luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, phân tích.

Luật sư Hậu cũng cho rằng việc quy định TNHS đối với pháp nhân còn thể hiện nguyên tắc công bằng và bình đẳng của pháp luật, mọi hành vi phạm tội đều phải bị trừng phạt theo pháp luật hình sự. Tuy nhiên, việc bổ sung TNHS của pháp nhân vào BLHS cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng và có phương án phù hợp. Cần xác định rõ chủ thể chịu TNHS của pháp nhân là pháp nhân được thành lập vì mục đích lợi nhuận (tổ chức kinh tế) hay bao gồm luôn các pháp nhân khác (như tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận...); các loại tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS, chẳng hạn như các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội về môi trường. 

 

Không thể xử lý vì chưa có quy định

Năm 2008, Công ty Vedan bị phát hiện xả thải “giết chết” sông Thị Vải. Bộ Công an cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chứng minh được hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân Vedan nhưng không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự.

Tương tự, Công ty Hào Dương, Nhà máy Sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty CP Công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương... dù hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, gây thiệt hại nặng nề, dư luận bức xúc nhưng cơ quan chức năng không thể xử lý hình sự vì... chưa có quy định pháp luật.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo