xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trầy trật ly hôn

Quý Hiền

Không chung sống được thì chia tay là lẽ thường tình. Tuy nhiên, việc ly hôn giữa vợ chồng có hai quốc tịch kéo dài đã gây thiệt thòi cho người trong cuộc

Sau hơn 10 năm chung sống, do phát sinh mâu thuẫn không thể hàn gắn, ông Kambayashi Hiroaki (quốc tịch Nhật) nộp đơn lên TAND quận Bình Thạnh xin ly hôn vợ là bà Võ Thị M. (ngụ phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM). Tuy nhiên, đã 1 năm trôi qua, ông Kambayashi Hiroaki phải chờ đợi được xét xử ly hôn trong mệt mỏi và vô vọng.

img
Ông Kambayashi Hiroaki đang kể chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động Ảnh: Vũ Lê

Có nhiều nhà vẫn phải ở thuê

Bằng tiếng Việt lơ lớ, ông Hiroaki cho biết công việc của ông là tư vấn đầu tư trong lĩnh vực đất đai. Năm 2001, ông và bà M. kết hôn sau 6 năm tìm hiểu. Trong thời kỳ hôn nhân, ông bán căn nhà bên Nhật mà cha mẹ để lại cùng số tiền dành dụm được để mua 2 căn nhà ở quận Bình Thạnh, 1 căn hộ chung cư ở quận 2 và lô đất với tổng giá trị tài sản hơn 6 tỉ đồng. Tất cả bất động sản trên đều do bà M. đứng tên sở hữu vì luật pháp Việt Nam chưa cho người nước ngoài đứng tên. “Với lại, làm sao không tin vợ mình được trong khi chúng tôi đã có một đứa con chung. Tôi làm ăn, tích cóp tiền mua số tài sản này cũng chỉ để sau này làm vốn cho con. Tôi cố gắng học tiếng Việt để hiểu vợ, gia đình vợ, đồng thời tìm sự đồng cảm hơn về văn hóa...” - ông Hiroaki trải lòng.

Thế nhưng khi vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, ông Hiroaki bị vợ thẳng thừng đuổi ra khỏi nhà. “Vợ tôi nói nhà đứng tên cô ấy là của cô ấy. Ngay cả cảnh sát khu vực cũng “mời” tôi ra khỏi nhà với lý do: “Không cấp giấy xác nhận tạm trú vì vợ ông đứng tên căn nhà mà cô ấy lại không cho ông ở...”- ông Hiroaki kể. Cũng theo ông Hiroaki, căn nhà còn lại và căn hộ chung cư được bà M. cho người khác thuê, vì thế 2 năm qua ông phải thuê trọ ở quận 12.

Với số tiền 200 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng để phòng thân, ông Hiroaki cho biết hơn một nửa đã chi cho việc thuê luật sư, số còn lại ông không biết liệu có đủ để ông trang trải chi phí ăn, ở, đi lại... chờ đến khi tòa án xét xử, phán quyết quyền lợi sở hữu tài sản của hai bên.

Những văn bản khó hiểu

Từ những đoạn clip lưu lại trên máy tính bảng, những lời thoại của vợ chồng trong lúc xảy ra cãi vã cũng như hình ảnh ông Hiroaki bị vợ bạo lực mà ông cung cấp cho chúng tôi, có thể thấy mâu thuẫn vợ chồng ông đã đến mức trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống. “Tôi phải nhịn nhục, dù có lúc cô ấy đánh chửi tôi giữa đám đông. Tôi mà chống trả lại không khéo mang tiếng đánh người mà cũng không ai đứng ra bảo vệ mình, dù sao tôi cũng đang sống trên đất nước khác...” - ông Hiroaki nói.

Để cuộc hôn nhân nhanh chóng kết thúc, giải thoát cho cả hai, ông Hiroaki đã thuê 3 luật sư tư vấn nhưng vụ việc vẫn… giậm chân tại chỗ. Về phía TAND quận Bình Thạnh, sau gần 1 năm thụ lý đơn ly hôn của ông Hiroaki, đến nay mới mời ông và bà M. lên hòa giải một lần. Đáng nói là TAND quận Bình Thạnh gửi thông báo mời ông Hiroaki đến tòa án ngày 2-2-2012 nhưng văn bản lại ký ngày 28-1-2013. Một thông báo khác mời ông Hiroaki đến tòa án ngày 4-4-2012 nhưng văn bản ký ngày 4-4-2013. Liên quan đến thủ tục cung cấp chứng cứ về tài sản chung, TAND quận Bình Thạnh yêu cầu ông Hiroaki “cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc cho thuê căn nhà …”. Tuy nhiên, ông Hiroaki cho rằng điều này quá khả năng vì hiện vợ ông đứng tên trên tài sản chung, ông không có tư cách để làm rõ và cung cấp những yêu cầu này của tòa án.

Tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung

Luật sư Huỳnh Vinh Quang (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, những tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung, trừ trường hợp được tặng cho riêng, thừa kế riêng. Vì vậy, 4 bất động sản nêu trên phải là tài sản chung của vợ chồng ông Hiroaki và bà M. Nếu có tranh chấp về tài sản khi ly hôn, tòa án phải thụ lý và giải quyết phân chia theo nguyên tắc được quy định tại điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Liên quan đến yêu cầu của TAND quận Bình Thạnh về cung cấp chứng cứ, tài liệu về căn nhà là tài sản chung, nếu ông Hiroaki chỉ yêu cầu phân chia tài sản chung, tòa án yêu cầu ông Hiroaki cung cấp chứng cứ như vậy là chưa phù hợp, ông Hiroaki chỉ cần cung cấp cho tòa án giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp liên quan đến sở hữu căn nhà trên là đủ. Nếu ông Hiroaki có yêu cầu tòa án giải quyết liên quan đến lợi nhuận phát sinh từ việc cho thuê căn nhà, tòa án yêu cầu ông cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng quy định tại điều 79 và điều 85 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2011.

Tuy nhiên, thực tế ông Hiroaki đang tranh chấp với bà M. về việc liên quan đến lợi nhuận phát sinh từ việc cho thuê căn nhà, tòa án yêu cầu ông Hiroaki cung cấp chứng cứ là khó thực hiện. Do đó, ông Hiroaki có quyền làm đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ cho ông theo quy định tại điều 85 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2011.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo