Phong cách sống
05/10/2016 10:28

Làng dệt cổ lỗ sĩ ở Sài Gòn thấp thỏm tan rã

Dù đã sử dụng máy móc hiện đại cho năng suất cao nhưng làng dệt Bảy Hiền nức tiếng Sài Gòn lại đang thấp thỏm trước nguy cơ tan rã.

Làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời ở TP.HCM nằm tập trung trên một số tuyến đường như Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng... bên góc ngã tư Bảy Hiền, thuộc địa bàn phường 11 (quận Tân Bình). Ảnh: Google Maps.
Làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời ở TP.HCM nằm tập trung trên một số tuyến đường như Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng... bên góc ngã tư Bảy Hiền, thuộc địa bàn phường 11 (quận Tân Bình). Ảnh: Google Maps.

Làng dệt hình thành từ quá trình di cư vào Sài Gòn lập nghiệp của người dân huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) trong những năm chiến tranh. Họ tiếp tục mưu sinh ở vùng đất mới bằng nghề dệt mang đi từ quê hương.
Làng dệt hình thành từ quá trình di cư vào Sài Gòn lập nghiệp của người dân huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) trong những năm chiến tranh. Họ tiếp tục mưu sinh ở vùng đất mới bằng nghề dệt mang đi từ quê hương.

Trải qua nhiều thăng trầm, công nghệ dệt dần được thay mới để tạo năng suất cao hơn. Tuy vậy, hiện vẫn còn một số hộ dân tiếp tục duy trì sản xuất thủ công bằng máy dệt khung gỗ của gần 40 năm trước, như lưu giữ lại truyền thống một thời.
Trải qua nhiều thăng trầm, công nghệ dệt dần được thay mới để tạo năng suất cao hơn. Tuy vậy, hiện vẫn còn một số hộ dân tiếp tục duy trì sản xuất thủ công bằng máy dệt khung gỗ của gần 40 năm trước, như lưu giữ lại truyền thống một thời.

Theo những người làm nghề dệt thế hệ đầu của làng, vải Bảy Hiền bắt đầu có thương hiệu từ giữa thập niên 1960, khi nguyên liệu được nhập từ nước ngoài về. Các cơ sở thu hút hàng nghìn lao động, sản phẩm làm ra một phần xuất khẩu sang nước ngoài, một phần bán lại cho tiểu thương người Hoa, khu Chợ Lớn.
Theo những người làm nghề dệt thế hệ đầu của làng, vải Bảy Hiền bắt đầu có thương hiệu từ giữa thập niên 1960, khi nguyên liệu được nhập từ nước ngoài về. Các cơ sở thu hút hàng nghìn lao động, sản phẩm làm ra một phần xuất khẩu sang nước ngoài, một phần bán lại cho tiểu thương người Hoa, khu Chợ Lớn.

Vào những năm 80 và đầu thập niên 90, dệt Bảy Hiền phát triển đến mức cực thịnh, là nơi cung cấp vải nhiều nhất cả nước. Toàn phường 11 hơn 4.000 hộ dân thì có đến 1.700 hộ làm nghề dệt, thu hút gần 4.000 lao động. Tổng sản lượng sản phẩm của làng dệt làm ra lên đến 35 triệu mét vải mỗi năm.
Vào những năm 80 và đầu thập niên 90, dệt Bảy Hiền phát triển đến mức cực thịnh, là nơi cung cấp vải nhiều nhất cả nước. Toàn phường 11 hơn 4.000 hộ dân thì có đến 1.700 hộ làm nghề dệt, thu hút gần 4.000 lao động. Tổng sản lượng sản phẩm của làng dệt làm ra lên đến 35 triệu mét vải mỗi năm.

Những năm 1993 trở về sau, vải Bảy Hiền không đủ sức cạnh tranh với vải Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp hơn nên thị phần dần bị thu hẹp khiến ngành dệt chựng lại.
Những năm 1993 trở về sau, vải Bảy Hiền không đủ sức cạnh tranh với vải Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp hơn nên thị phần dần bị thu hẹp khiến ngành dệt chựng lại.

Anh Trương Mậu Đông (40 tuổi), ngụ đường Nguyễn Bá Tòng, khu phố 3, phường 11 là người duy nhất của thế hệ thứ hai ở làng này theo nghề dệt vải của gia đình. Một mình anh phụ trách 4 máy dệt khung gỗ cũ kỹ, công nghệ của những năm 1980 của thế kỷ trước.
Anh Trương Mậu Đông (40 tuổi), ngụ đường Nguyễn Bá Tòng, khu phố 3, phường 11 là người duy nhất của thế hệ thứ hai ở làng này theo nghề dệt vải của gia đình. Một mình anh phụ trách 4 máy dệt khung gỗ cũ kỹ, công nghệ của những năm 1980 của thế kỷ trước.

Các anh chị em trong gia đình đều không kham nổi, hàng hóa không bán được như thời trước, thu nhập thấp nên mọi người chuyển sang làm việc khác. Không có tiền đầu tư máy hiện đại, chỉ còn mỗi tôi cầm cự với những chiếc máy dệt khung gỗ hoạt động qua ngày, thợ dệt vải này cho hay.
"Các anh chị em trong gia đình đều không kham nổi, hàng hóa không bán được như thời trước, thu nhập thấp nên mọi người chuyển sang làm việc khác. Không có tiền đầu tư máy hiện đại, chỉ còn mỗi tôi cầm cự với những chiếc máy dệt khung gỗ hoạt động qua ngày", thợ dệt vải này cho hay.

Cụ Trương Tôn (84 tuổi), một trong những người di cư từ Quảng Nam vào từ năm 1963, làm dệt vải tại khu vực Bảy Hiền cho đến nay. Trải qua nửa thế kỷ gắn bó với nghề, hiện cụ vẫn phụ giúp anh Đông (con trai cụ) lắp sợi vào máy cuốn.
Cụ Trương Tôn (84 tuổi), một trong những người di cư từ Quảng Nam vào từ năm 1963, làm dệt vải tại khu vực Bảy Hiền cho đến nay. Trải qua nửa thế kỷ gắn bó với nghề, hiện cụ vẫn phụ giúp anh Đông (con trai cụ) lắp sợi vào máy cuốn.


Những người thế hệ đầu gây dựng nên làng dệt nức tiếng này cho biết vào thời điểm cực thịnh, nhà nhà đều dệt vải với không khí rất khẩn trương. Hàng chục năm trở lại đây, làng dệt chỉ còn được biết tiếng, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy dệt gỗ chất thành đống.

Những người thế hệ đầu gây dựng nên làng dệt nức tiếng này cho biết vào thời điểm cực thịnh, nhà nhà đều dệt vải với không khí rất khẩn trương. Hàng chục năm trở lại đây, làng dệt chỉ còn được biết tiếng, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy dệt gỗ chất thành đống.


Hiện các hộ vẫn còn cầm cự sản xuất bằng máy dệt gỗ với nhiều công đoạn từ cuộn sợi, nối sợi... đến dệt nên năng suất không cao.

Hiện các hộ vẫn còn cầm cự sản xuất bằng máy dệt gỗ với nhiều công đoạn từ cuộn sợi, nối sợi... đến dệt nên năng suất không cao.

Một máy dệt gỗ cổ lỗ sĩ hoạt động trọn vẹn một ngày trung bình dệt được 40-50 m vải mộc loại phi bóng. Loại vải này bán ra thị trường có giá khoảng 7.000 đồng/m.
Một máy dệt gỗ cổ lỗ sĩ hoạt động trọn vẹn một ngày trung bình dệt được 40-50 m vải mộc loại phi bóng. Loại vải này bán ra thị trường có giá khoảng 7.000 đồng/m.


Đến năm 2001, phong trào thay đổi từ máy dệt khung gỗ sang máy nước, máy kim của Trung Quốc nở rộ, ai cũng hy vọng sống lại ngành dệt Bảy Hiền.

Đến năm 2001, phong trào thay đổi từ máy dệt khung gỗ sang máy nước, máy kim của Trung Quốc nở rộ, ai cũng hy vọng sống lại ngành dệt Bảy Hiền.


Mặc dù giá thành cao từ loại vài chục triệu cho đến những loại vài trăm triệu nhưng nhiều hộ vẫn bấm bụng mua máy mới để sản xuất. Máy móc hiện đại, không cần nhiều công nhân vận hành nhưng năng suất rất cao.

Mặc dù giá thành cao từ loại vài chục triệu cho đến những loại vài trăm triệu nhưng nhiều hộ vẫn bấm bụng mua máy mới để sản xuất. Máy móc hiện đại, không cần nhiều công nhân vận hành nhưng năng suất rất cao.

Các cơ sở dệt sản xuất ồ ạt nên sản phẩm làm ra nhiều khiến hàng tồn đọng, tiền gia công từ 5.000 đồng xuống còn 800 đồng/m2. Tiền bán sản phẩm không đủ bù vào tiền mua máy, tiền công thợ nên nhiều hộ thua lỗ thê thảm.
Các cơ sở dệt sản xuất ồ ạt nên sản phẩm làm ra nhiều khiến hàng tồn đọng, tiền gia công từ 5.000 đồng xuống còn 800 đồng/m2. Tiền bán sản phẩm không đủ bù vào tiền mua máy, tiền công thợ nên nhiều hộ thua lỗ thê thảm.

Mặc dù thua lỗ nhưng cũng phải sản xuất tới đâu hay tới đó. Tiện ở nhà vừa chăm sóc con cái, bố mẹ vừa làm việc, cầm cự thôi, chị Nguyễn Thị Cúc, chủ một cơ sở ở KP3, phường 11, chia sẻ.
"Mặc dù thua lỗ nhưng cũng phải sản xuất tới đâu hay tới đó. Tiện ở nhà vừa chăm sóc con cái, bố mẹ vừa làm việc, cầm cự thôi", chị Nguyễn Thị Cúc, chủ một cơ sở ở KP3, phường 11, chia sẻ.


Máy móc hiện đại chạy tự đông, một người có thể điều khiển, theo dõi 4-6 cái. Một máy kim loại cũ có thể dệt trung bình 70-80 kg vải/ngày.

Máy móc hiện đại chạy tự đông, một người có thể điều khiển, theo dõi 4-6 cái. Một máy kim loại cũ có thể dệt trung bình 70-80 kg vải/ngày.

Hàng sản xuất có chất lượng bền đẹp nức tiếng nhưng bước vào thời kỳ cơ chế thị trường, vải của làng dệt Bảy Hiền bị cạnh tranh gay gắt bởi vải ngoại nhập, nhất là từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp.
Hàng sản xuất có chất lượng bền đẹp nức tiếng nhưng bước vào thời kỳ cơ chế thị trường, vải của làng dệt Bảy Hiền bị cạnh tranh gay gắt bởi vải ngoại nhập, nhất là từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp.

Các cơ sở, hộ gia đình có máy móc hiện đại dệt nhiều hàng hóa nhưng việc bán ra gặp rất nhiều khó khăn. Việc thua lỗ kéo dài đã kéo làng dệt Bảy Hiền đi vào ngõ cụt, thấp thỏm tan rã. Thế hệ con em làng dệt nức tiếng một thời ở Sài Gòn ngày nay đã không còn mặn mà với nghề truyền thống. Hiện làng dệt Bảy Hiền có đến 70% hộ dân chuyển đổi ngành nghề.
Các cơ sở, hộ gia đình có máy móc hiện đại dệt nhiều hàng hóa nhưng việc bán ra gặp rất nhiều khó khăn. Việc thua lỗ kéo dài đã kéo làng dệt Bảy Hiền đi vào ngõ cụt, thấp thỏm tan rã. Thế hệ con em làng dệt nức tiếng một thời ở Sài Gòn ngày nay đã không còn mặn mà với nghề truyền thống. Hiện làng dệt Bảy Hiền có đến 70% hộ dân chuyển đổi ngành nghề.

Theo Lê Quân (Zing)

Viết bình luận

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.