xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngoan cường trên biển

MẠNH DUY - TRỌNG ĐỨC

Trận đầu của Hải quân Việt Nam chứng kiến nhiều tấm gương oai hùng. Hình ảnh chiến đấu và hy sinh của họ luôn được nhắc mãi như những huyền thoại với người lính biển

Ba tàu phóng lôi ra vùng biển vịnh Bắc Bộ ngăn chặn, đối đầu khu trục hạm Maddox ngày 2-8-1964 được coi là biên đội tàu quyết tử. Trận hải chiến đẩy khu trục Mỹ khỏi vùng biển Việt Nam khiến 1 thuyền trưởng và 2 pháo thủ hy sinh, nhiều người bị thương. Trận chiến sau đó 3 ngày của hải quân Việt Nam cũng chứng kiến nhiều tấm gương anh hùng.

Trắc thủ bắn rơi máy bay Mỹ

Thuyền trưởng tàu phóng lôi 333 Nguyễn Xuân Bột nhớ lại lúc biên đội tàu do ông chỉ huy vây ráp Maddox: “Khi chúng tôi tiến gần Maddox, pháo 123 li từ khu trục hạm này bắn ra tới tấp. Tôi hạ lệnh cho biên đội lái tàu theo hình chữ chi để tránh đạn, tiếp tục áp sát Maddox. Đến gần hơn, pháo 76,2 li của địch bắn như vãi trấu, mặt biển sôi lên với những tiếng nổ đinh tai. Địch tỏ rõ vẻ hoảng hốt khi thấy tàu ta vẫn bất chấp, tiến sát”.

Khi biên đội tàu phóng lôi còn cách Maddox chừng 1 hải lý, khu trục hạm này buộc phải dùng pháo cỡ nhỏ 20-40 li. Thuyền trưởng tàu 336 Nguyễn Văn Tự tỏ ra rất mưu trí, gan dạ. Anh chiếm góc mạn có lợi và lệnh cho chiến sĩ ngư lôi điểm hỏa. Lệnh vừa ban ra thì tàu 336 trúng một quả rốc-két của máy bay Mỹ nổ ngay trước đài chỉ huy. Thuyền trưởng Tự hy sinh khi đôi mắt rực lửa căm thù vẫn hướng về tàu địch. Đến lượt tàu 339 tiếp tục tiến lên. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản lệnh cho máy trưởng tăng hết tốc độ chiếm góc mạn và cự ly thật gần để phóng ngư lôi.

Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột hồi tưởng: “Tình thế nguy hiểm nhưng Giản không hề nao núng. Anh động viên tất cả chiến sĩ lên boong, dùng súng bộ binh bắn trả máy bay Mỹ mỗi khi chúng xuống thấp. Chính trị viên của phân đội chúng tôi, anh Mai Bá Xây, đến động viên từng cán bộ, chiến sĩ giữ vững ý chí, kiên quyết đánh địch đến cùng, bảo vệ con tàu đã gắn bó từ ngày đơn vị mới ra đời”.

Chỉ có 3 tàu phóng lôi, mỗi chiếc hơn 10 cán bộ, chiến sĩ nhưng tàu nào cũng có những tấm gương anh dũng, xả thân chiến đấu không ngại hy sinh. Thợ máy tàu 339 Cao Viết Thao dù bị thương khá nặng vẫn nén đau sửa máy khi tàu trúng rốc-két. Sàn tàu nóng tới mức đôi giày đế cao su chảy ra nhưng anh vẫn bất chấp. Những pháo thủ, trắc thủ tàu 333 cũng chiến đấu anh dũng không kém. Pháo thủ Phạm Bá Phong và trắc thủ radar Nguyễn Văn Luyện chính là những người bắn cháy chiếc máy bay Mỹ trong trận chiến hôm đó.

Những người lính hải quân rất trẻ làm nên chiến thắng trận đầu. Ảnh: Bảo tàng hải quân
Những người lính hải quân rất trẻ làm nên chiến thắng trận đầu. Ảnh: Bảo tàng hải quân

Cựu binh Nguyễn Văn Luyện nhớ lại: “Khi hết nhiệm vụ quan sát Maddox, tôi nhanh chóng vọt lên boong tàu dùng trung liên bắn máy bay. Khẩu trung liên trong tay tôi lúc đó nổ từng hồi giòn giã”. Không phải là xạ thủ nhưng trắc thủ Luyện vẫn đón đánh địch ở boong trước, cả 2 mạn và đuôi tàu. Bị trúng đạn của các chiến sĩ tàu 333, khói lửa bùng lên từ thân máy bay và chỉ vài giây sau, chiến đấu cơ của Mỹ lao đầu xuống biển.

Lấy thân mình làm giá súng

Trong trận chiến ngày 5-8-1964, 2 tàu phóng lôi 333 và 336 tiếp tục có mặt ở căn cứ Lạch Trường, Thanh Hóa cùng các tàu tuần tiễu 130, 132 và 146. Đại tá Nguyễn Xuân Bột kể: “Bốn chiếc AD6 từ hướng Đông Bắc bay vào công kích tàu 130 và 132. Tiếp đó, 8 chiếc A4D đến đánh tàu 333, 336 và 146”. Chiến đấu ở khu vực biển trống trải, không có hỏa lực trên bờ chi viện, các chiến sĩ hải quân phải độc lập tác chiến với máy bay Mỹ.

Nhắc đến chiến công hôm ấy, Chuẩn đô đốc Trần Khoái tâm đắc: “Tàu chiến trên biển dù có hỏa lực mạnh đến đâu cũng không thể cơ động bằng máy bay. Mỹ dùng sức mạnh của không quân để phủ đầu, tiêu diệt tàu của ta. Địch không ngờ lực lượng hải quân của ta dù chưa hề có kinh nghiệm tác chiến với máy bay trên biển vẫn làm không quân của chúng tổn thất nặng nề”.

Tàu 146 là một trong những chiếc chiến đấu ngoan cường nhất ở Lạch Trường. Pháo thủ vị trí 5 Đặng Đình Lống, pháo thủ 6 Nguyễn Văn Sát quên hết mọi hiểm nguy, cứ nhằm thẳng máy bay Mỹ mà bắn. Đại tá Nguyễn Xuân Bột cho biết: “Khi một chiếc AD6 bổ nhào rất thấp, anh Lống bình tĩnh đợi nó xuống thật gần tàu mới kéo cò. Chiếc máy bay trúng đạn, bốc cháy rồi rơi ngay xuống cách đội hình chiến đấu của ta không xa”.

Nhiều máy bay khác của địch ngay lập tức vây lấy tàu 146, xả đạn 20 li và rốc-két để trả thù. Pháo thủ Lống bị trúng đạn đứt lìa chân nhưng vẫn tự băng bó lại vết thương rồi tiếp tục bắn trả. Ít phút sau, chân còn lại của anh tiếp tục trúng đạn. Đồng đội muốn đưa Lống lùi lại nhưng anh hô to: “Đừng để tớ rời vị trí chiến đấu lúc này!”. Nói dứt câu, anh lấy dây cột chặt người vào giá súng để có thể đứng vững, vừa bắn vừa quan sát máy bay Mỹ rồi sau đó hy sinh...

Ở Lạch Trường, chỉ trong nửa giờ, hải quân của ta đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ và làm hư hại 2 chiếc khác. Mỗi lần nhắc đến hình ảnh pháo thủ Đặng Đình Lống, nhiều đồng đội có mặt ở trận chiến 50 năm trước lại rớt nước mắt. Pháo thủ liệt sĩ này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng vì chiến công xuất sắc trên vùng biển Thanh Hóa.

Ông Đặng Đình Quang, con trai liệt sĩ Đặng Đình Lống, xúc động khi nhắc về người cha anh hùng của mình: “Khi ấy tôi mới được 2 tuổi. Những ký ức về người cha anh hùng, tôi được nghe kể lại từ bà, mẹ và những đồng đội của ông”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 4-8

Kỳ tới: Bẻ gãy “Mũi tên xuyên”

Nhảy vào lửa cứu tàu

Giữa trưa 5-8-1964, 8 chiếc máy bay của Mỹ ném bom xuống khu vực cửa Hội, tỉnh Nghệ An. Thuyền trưởng tàu 187 Lê Văn Tiêu ngay lập tức đưa tàu tới gần nổ súng chi viện. Sáu chiếc máy bay địch tập trung công kích tàu 187. Sau nhiều lần tránh được những loạt đạn và rốc-két,  tàu187 bị bắn trúng đài chỉ huy, bốc cháy và một chiến sĩ bị thương. Người này bị thương thì người khác thay thế, pháo hỏng kịp thời được sửa chữa để chiến đấu.

Thuyền trưởng Tiêu bị thương nặng, một cánh tay dập nát treo ngang ngực, tay còn lại vẫn nắm vững chuông điều khiển cho tàu cơ động và chỉ huy chiến sĩ đánh lại nhiều đợt công kích tiếp theo của địch. Trong lúc tàu 187 bốc cháy, ống dẫn dầu bị vỡ, nước biển tràn vào càng làm ngọn lửa bốc cao. Trung sĩ thợ máy Cao Viết Thao không chút do dự nhảy vào giữa đám cháy để dập lửa cứu tàu mặc cho toàn thân bỏng nặng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo