xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vào chuồng thú dữ

Nguyễn Bình

Với thú dữ, dùng sức mạnh là vô ích. Một con sư tử thừa sức kéo cả bốn người bật ngã khi trói nó. Nhưng nếu chịu gần gũi, tình cảm thì chúng rất dễ thuần và đôi khi cũng đáng yêu, biết bày tỏ vui, buồn với người chăm sóc...

Tôi đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào lúc 3 giờ chiều, đúng vào giờ các thành viên tổ thú dữ thuộc đội động vật bắt đầu cho thú ăn. Anh Nguyễn Xuân Tiết, người trực tiếp quản lý, chăm sóc chuồng sư tử và các loại beo gấm, beo lửa, dặn: “Vào chuồng thú, anh đi trước, cậu theo sau. Hết sức cẩn thận nhé. Đây là giờ thú đói, nếu thao tác không đúng cách là tụi mình biến thành “mồi” cho chúng như chơi...”.

30 phút trong chuồng thú dữ

Ba con sư tử, một con đực, hai con cái nằm ngất ngưởng ngay chuồng sân chơi phía ngoài đứng bật dậy khi thấy mồi. Anh Tiết huơ huơ tay bằng ám hiệu riêng, các con thú tự động đi vào chuồng ép phía bên trong. Cửa sắt được gài lại, từng tảng thịt bò lớn được anh Tiết ném vào một cách khá điệu nghệ. Con thú tung miếng thịt lên nhiều lần, vờn vờn rồi bắt đầu xé thịt. Anh Tiết bảo, con sư tử này nặng gần 200 kg, mỗi ngày khẩu phần của nó phải hơn 7 kg thịt bò. Vòng qua khu chuồng cọp, mặc dù đứng cách ly bằng một lớp song sắt chắc chắn nhưng không ít lần tôi phải xanh mặt khi con cọp đực nặng hơn 250 kg cứ thu người lại nhìn gườm gườm rồi nhảy chồm về phía tôi.

Beo ghét máy ảnh (?)

Hồi hộp nhất khi cùng anh Tiết vào hẳn trong chuồng của 10 con beo. Hai con beo lửa màu hung nâu dữ dằn, đang nằm ở một góc chuồng thấy chúng tôi bước vào, chúng nhe nanh, giơ vuốt như chực chờ phóng đến. “Phải bình tĩnh. Nhìn thấy khay thịt thì chúng sẽ bớt quan tâm đến mình...”, anh Tiết nói nhỏ rồi để khay thịt phía dưới, kéo tay tôi lại gần hơn. Anh Phạm Anh Dũng, tổ trưởng tổ thú dữ - đội phó đội động vật, đứng phía ngoài, nhắc: “Chụp hình nhanh đi lúc tụi nó không để ý...”. Tôi luống cuống giơ vội máy ảnh lên vừa định bấm máy thì từ trên cao một con beo đực hướng về phía tôi phóng ào xuống. Cả hai chân tôi cứ như muốn khụyu xuống... Nhanh như cắt, anh Tiết dang người về phía tôi che chắn, xua xua tay về phía trước con thú. Con beo đứng lại nhìn nhìn rồi đột ngột quay hướng về phía khay thức ăn. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, gần 2 kg thịt bò khẩu phần ăn của từng con đã được bầy beo chén sạch.

Đờn cho... sư tử nghe

Anh Dũng kể vào giữa năm 1986, cọp xổng chuồng do nhân viên quên khóa rào, đi lững thững khắp nơi nhưng may đây lại là con cọp được nuôi từ nhỏ ở Thảo Cầm Viên nên không tấn công du khách. Lắm lúc người nuôi thú dữ không sợ thú mà sợ... du khách. Trước đây, một con lạc đà suýt mất mạng vì nuốt phải... 25 cái khăn quàng đỏ. Do con vật này thích màu đỏ nên các em học sinh tinh nghịch “vô tư” ném khăn quàng vào “tặng”. Nhiều ông khách xỉn vào Đầm Sen còn quẳng vài chai rượu vào chuồng mời gấu... uống. Gấu “nhậu” xong, xỉn quay lơ cả ngày trời mà chưa tỉnh. Báo hại những người chăm sóc thú phải tìm cách giã rượu cho gấu. Cá biệt, một lần 2 em học sinh vào Suối Tiên định lẻn xuống đầm để cưỡi... cá sấu! Cách đây ít lâu, một người nghiện ma túy lên cơn nhảy bổ vào hàng rào bảo vệ phía trong để đòi... xỉa răng cọp. Con cọp giơ vuốt ra ngoài chấn song định... xỉa thịt ông khách này, may mà lực lượng bảo vệ phát hiện kịp. Lại có một ông khách khác, sau khi nhậu say, cá độ với nhóm bạn là vào chuồng sư tử để đờn... cho nó nghe. Chẳng biết bằng cách nào, “ma men” lại lọt được vào bên trong, đờn tưng tưng trước mặt con sư tử cái. May thay, nàng sư tử đã được thuần dưỡng khá lâu nên chỉ đi lại lòng vòng, “thưởng thức” mà chưa kịp “hòa tấu”cùng vị khách nọ thì được phát hiện.

Niềm đam mê... thú dữ

Tổ nuôi thú dữ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn gồm 10 người, đa số đều có thâm niên từ 15-20 năm và phải chăm sóc cho gần 100 con thú ăn thịt. Tương tự, ở các khu du lịch, khu sinh thái khác của TP như Suối Tiên, Đầm Sen, khu sinh thái Củ Chi, Lâm viên Cần Giờ... với số lượng thú mỗi nơi từ 50-100 con, trong đó chủ yếu là thú dữ, cũng đều có một tổ nuôi thú như vậy.

Lạc đà nuốt khăn quàng đỏ, gấu nhậu xỉn, học sinh cười cá sấu ma men vô chuồng đờn tưng tưng cho sư tử nghe... Hằng ngày sở thú phải luôn căng thẳng theo dõi khách lên cơn bất tử.

Nghề nuôi, chăm sóc thú có cả những người chuyên nghiệp lẫn không chuyên mà theo ước tính của Chi cục Kiểm lâm TP cũng phải lên đến trên dưới 200 người.

Công việc hằng ngày của họ là làm vệ sinh chuồng trại, quan sát sức khỏe của thú, tiếp đó là trông coi không cho du khách chọc, phá chúng. Từ 2 giờ 30 chiều trở đi là giờ cho thú ăn. Tôi hỏi anh Tiết: “Nghe nói trước khi gặp thú phải thoa chất gì lên người để chúng không dám đến gần?”. Anh Tiết cười: “Có thoa cái gì đâu, chỉ do chúng được nuôi lâu năm nên tính thuần. Khi cho ăn thì lùa chúng vào chuồng ép, còn mình thì đứng ở chuồng sân chơi ném thịt vào”. Thoạt nghe thì thấy đơn giản nhưng anh Nguyễn Văn Đệ, nuôi thú dữ ở khu du lịch Suối Mơ (Đồng Nai), cũng có lúc... hú vía. Anh Đệ kể: “Có lần, một con sư tử cái đang vào mùa sinh nở (là mùa nó trở nên hung dữ nhất) bất ngờ bung ra khỏi chuồng ép khi tôi đang chuẩn bị gài chuồng rồi nó dí chạy vòng vòng, may mà tôi kịp chạy ra hàng rào bảo vệ và khóa chuồng sân chơi phía bên ngoài lại”.

Hầu như những người làm nghề nuôi thú dữ đều không dưới một vài lần bị thú tấn công hay cào, vồ. Anh Trần Minh Tâm, thuộc nhóm nuôi hổ ở Thảo Cầm Viên, hơn 15 năm trong nghề cũng đã có “kinh nghiệm”... 5 lần bị hổ cào.

Thạc sĩ cọp, beo...

Anh Trần Minh Tâm kể, có lần, anh bị bệnh phải nghỉ hơn tuần lễ, đến khi trở lại làm việc, con cọp vừa thấy anh đã ve vẩy đuôi như mừng rỡ và ánh mắt chứa đầy... thiện cảm. Anh Phạm Anh Dũng, người gắn với tất cả các loại thú dữ ở Thảo Cầm Viên, được mệnh danh là “chuyên gia” thú dữ, còn làm cả luận văn cao học về đề tài này cho biết, sắp tới, sẽ có một vườn thú quy mô được xây dựng tại huyện Củ Chi như kiểu Safari World ở các nước, tức là con thú được đi lại thoải mái trong một lâm viên rộng lớn. Các thành viên tổ thú dữ vừa mừng vừa lo vì khi đó những con thú sẽ không còn bị bó buộc tự do như bây giờ nữa nhưng chúng được tự do thì người nuôi chúng phải có cách chăm sóc mới sao cho chúng được khỏe mạnh mà người nuôi cũng... an toàn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo