Chuyện tình Philadelphia
Tôi quen anh Nhiếp Cường tại một lớp tập huấn về quản trị kinh doanh tại Singapore vào đầu năm 1995. Năm 2009, trong một chuyến du lịch đến Philadelphia, miền Đông nước Mỹ, tình cờ tôi đã gặp lại anh và nghe anh kể câu chuyện “ngoại tình” mà ai cũng sẵn lòng tha thứ.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ
Anh Cường quê tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc, vợ anh là Đoàn Vy, một cô giáo xinh đẹp cùng quê. Năm 1997, cả hai vợ chồng cùng nhận được học bổng du học Mỹ. Tuy cùng ở bang Pennsylvania nhưng anh Cường học ở Philadelphia, còn chị Vy học ở Pittsburg. Cách nhau khá xa nên nửa tháng họ mới gặp nhau một lần. Năm 2000, cả hai tốt nghiệp thạc sĩ, Vy kiếm được việc làm ở Pittsburg, còn anh Cường tiếp tục theo học tiến sĩ.
Một buổi tối tháng 4 - 2002, khi lên mạng, có bạn chat với nickname “thelastcandlefire”với lời năn nỉ: “Xin anh hãy nói chuyện với em lát nữa, vì anh có thể mãi mãi không gặp được em. Em là Ngọn nến sắp tàn mà!”

Nhiếp Cường và Helena
Anh được biết cô tên Helena, 23 tuổi, cùng ở Philadelphia, là trẻ mồ côi, sống với cha mẹ nuôi. Cô bị chứng viêm cầu thận mãn, nhiễm độc máu. Từ năm 2001, bác sĩ đã
chẩn đoán nếu không được cấy ghép thận, cuộc sống của cô chỉ kéo dài được 2 năm là cùng, cô phải bỏ dở chương trình đại học y vì bệnh tật.
Anh đã kể lại câu chuyện với vợ và được vợ khuyến khích đến thăm Helena.
Hãy để “Ngọn nến sắp tàn” bùng cháy
Anh Cường nhận lời gặp Helena, một cô gái thanh tú nhưng yếu ớt. Cô nói tìm mọi cách hẹn gặp anh là vì mến mộ đất nước Trung Quốc cổ kính và huyền bí. Số lần gặp gỡ ngày càng nhiều, Helena đã yêu thầm chàng trai Trung Quốc lúc nào không hay.
Tháng 8 - 2002, bệnh tình Helena xấu đi đột ngột. Lúc đó, nếu tìm được nguồn thận, cô cũng không chịu nổi thủ thuật cấy ghép. Cuối tháng 5, anh Cường nhận được bức thư điện tử tỏ tình của Helena. Có điềm dự báo từ trước nhưng anh Cường ý thức được nếu mất điểm tựa tinh thần, chắc chắn cô sẽ sụp đổ nên anh không nỡ nói ra sự thật là mình đã có vợ.
Anh đã chuyển lá thư trên cho Đoàn Vy , lúc đầu cô tức giận nhưng sau khi bình tĩnh trở lại, cô nhận ra thái độ thành thật của chồng nên cô đã thông cảm. Tuy nhiên dù sao, để chồng mình nhận lời yêu của cô gái khác, dù là đóng kịch, cũng khó chấp nhận.
Không được vợ bật đèn xanh nên liên hệ giữa Cường và Helena thưa dần. Một hôm, Cường nhận được điện thoại của bố nuôi Helena, báo tin mấy hôm không gặp anh, Helena bỏ cả cơm nước, tinh thần hoảng hốt. Anh vội vã đến thăm ngay, thấy cô gầy đi rất nhiều, gặp anh là khóc òa.
Cường kể lại cuộc gặp gỡ trên cho Vy nghe. Với lòng tin chồng và lòng vị tha, cô đồng ý để chồng mình đóng thế vai “bạn trai” để cùng Helena đi nốt quãng đời còn lại.
Đầu năm 2003, Helena bỗng dưng đặt vấn đề với Cường: “Em muốn khoác áo cưới, anh hãy cho em hưởng một niềm vui trọn vẹn”. Cường hết sức bối rối: Tội trùng hôn ở Mỹ không phải trò đùa và cũng thật khó hé lời với Đoàn Vy. Anh đành phải trì hoãn và nói hết mọi điều với cha mẹ nuôi của Helena.
Đầu năm 2003, Helena bỗng dưng đặt vấn đề với Cường: “Em muốn khoác áo cưới, anh hãy cho em hưởng một niềm vui trọn vẹn”. Cường hết sức bối rối: Tội trùng hôn ở Mỹ không phải trò đùa và cũng thật khó hé lời với Đoàn Vy. Anh đành phải trì hoãn và nói hết mọi điều với cha mẹ nuôi của Helena.
Vụ án trùng hôn làm kinh động Philadelphia
Cha mẹ nuôi Helena viện đủ mọi cớ khuyên Helena không nên kết hôn nhưng ý Helena đã quyết. Dù không còn khả năng sinh hoạt vợ chồng nhưng cô chỉ muốn sang thế giới bên kia với “tư cách” là phụ nữ có chồng. Anh đành phải chấp nhận ý nguyện của cô.
Đầu tháng 4 - 2003, hôn lễ được tổ chức tại nhà thờ, cô đã toại nguyện và nở nụ cười tươi như hoa. Tuy vậy, “đám cưới” vẫn không cứu được số phận Helena. Tối 27 - 4, Helena ngất đi và không bao giờ tỉnh lại.
“Đám cưới” nói trên bị một người quen của Cường đi qua bắt gặp và đứng ra tố cáo anh về tội trùng hôn. Vy biết được cuộc hôn nhân giả, sau cơn thịnh nộ, cô cũng đã tha thứ cho Cường vì anh không hề phản bội cô cả về thể xác lẫn tinh thần.
Đứng trước tòa, luật sư của Cường bào chữa một cách hùng hồn: “Bị cáo không có động cơ phạm tội, cũng không gây tổn thương cho bất cứ ai, chỉ nhằm giúp cho một cô gái bất hạnh mỉm cười rời khỏi thế gian; ngay vợ của bị cáo cũng có thể tha thứ, sao pháp luật Mỹ không thể bao dung?”.
Vụ án được đưa lên báo, dư luận Philadelphia đều đứng về phía Cường, cho rằng không nên định tội anh, vì cùng lắm chẳng qua là “lời nói dối ngọt ngào”. Trước sự đồng tình đến từ mọi phía, người tố cáo cũng đã cảm động và rút lại lời buộc tội. Nhiếp Cường được xử trắng án.
Trải qua một cuộc sóng gió, ngày nay, hai anh chị càng yêu thương nhau hơn.