Cốm vùng cao

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Giang, chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những túi cốm xanh mướt được bán trên các trục đường.


Cốm có vị thơm, dẻo bởi được làm bằng thứ nếp cái hoa vàng của người vùng cao, được cấy ở những chân ruộng bậc thang có vị ngọt của suối nguồn, vị mát lành của sương núi, được sấy trên những bếp lò đượm than hồng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, loại cốm này được làm ra từ thôn Hòa Sơn, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên).
 
Truyền thống làm cốm ở thôn Hòa Sơn không biết có từ bao giờ, chỉ biết cứ mỗi độ cuối thu khi ánh trăng lấp ló sườn non và bông lúa nếp cong cong lưỡi liềm tỏa hương thơm, thì khi ấy ở Hòa Sơn lại rộn lên tiếng chày giã cốm.
 
Thôn Hòa Sơn có hơn 100 hộ sinh sống thì có hơn một nửa số hộ duy trì nghề làm cốm truyền thống để bán. Để có một mẻ cốm vừa dẻo vừa thơm người làm cốm phải qua rất nhiều công đoạn.
 
img

Chọn những bông lúa mẩy nhất để làm cốm.
 
img

Bó lúa thành những bó nhỏ rồi để lên những phên tre đã đan sẵn đặt trên bếp lò đỏ lửa xấy cho đến khi hạt lúa vừa chín.
 
img

Sau mỗi mẻ sấy cho từng bó lúa kẹp vào thanh tre chuốt từng bông hoặc dùng bát úp để cạo cho hạt thóc rời ra.
 
img

Cho lúa vào loỏng giã cho đến khi những hạt cốm xanh pha sắc vàng ngọt ngào chẳng còn bám tí vỏ trấu nào là được mẻ cốm ngon.
 
img
Cốm là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân vùng cao Hà Giang mỗi khi thu về.