Tìm cách ứng xử với condotel

Condotel (căn hộ khách sạn) hiện chưa được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào, ngoại trừ cum từ “biệt thự du lịch” và “căn hộ du lịch” được nhắc đến tại điều 48 Luật Du lịch 2017.

Theo đó, "biệt thự du lịch" và "căn hộ du lịch" chỉ có chức năng phục vụ lưu trú có thời hạn của khách du lịch, khác với có chức năng ở dài hạn của căn hộ là nhà ở.

Tìm cách ứng xử với condotel - Ảnh 1.

Condotel đang phát triển nóng tại các tỉnh thành ven biển như Khánh Hòa, Đà Nẵng... Ảnh: CB.

Những số liệu này cho thấy sự phát triển của căn hộ condotel là không bình thường, và có thể gây đến bất ổn vĩ mô. Nhiều dự án condotel hiện đang được xây trên đất thương mại – dịch vụ nhưng các chủ đầu tư lại cam kết người mua condotel sẽ được cấp sổ đỏ ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở.

Tuy chưa có khung pháp lý rõ ràng nhưng loai hình này đang phát triển nóng. Theo thông tin từ một hội thảo tại Đà Nẵng, cả nước có hơn 30.000 căn hộ condotel, chưa kể các dự án đang trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, Hiệp hội Bất động sản TPHCM nhận định trong giai đoạn 2017-2019, dự kiến trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 27.000-29.000 căn hộ condotel được mở bán, với diện tích căn hộ khoảng trên dưới 45m2.  

Còn theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, năm 2017, gần 23.000 condotel được chào bán. Tỷ lệ căn hộ condotel tại Việt Nam hiện đã chiếm 56%, trong lúc tỷ lệ phòng khách sạn truyền thống chỉ chiếm 44%.

Ứng xử với loại hình bất động sản này như thế nào đang là mối băn khoăn của các nhà hoạch định chính sách và lo ngại của nhiều doanh nghiệp. Liệu có nên cấp sổ đỏ ổn định lâu dài cho condotel để ghi nhận đó như căn hộ chung cư cho mục đích ở hay không? Nếu không cấp một loại giấy chứng nhận nào đó cho condotel thì thị trường này sẽ gặp phải những rủi ro gì và liệu có gây ra bất ổn vĩ mô?