'Yêu' trong lúc ngủ
Sexsomnia còn có tên gọi khác là SBS (sexual behavior during sleep) được phát hiện vào năm 2003. Tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng sexsomnia tác động nhiều đến đời sống chăn gối lẫn tinh thần của các cặp vợ chồng
Những người mắc triệu chứng này thường quan hệ với bạn đời trong trạng thái ngủ say. Khi đối tác vẫn còn tỉnh táo và nhận thức rõ mọi chuyện, người mắ SBS điềm nhiên vỗ về và “hành sự” với đôi mắt khép kín. Thế nhưng khi tỉnh giấc, tất cả những người này hoàn toàn không nhớ mình đã làm những gì.
Cách “yêu” của mỗi người không giống nhau, có người trở nên say đắm, nhẹ nhàng. Nhiều quý ông mạnh bạo có thể bóp cổ vợ trong vô thức và chỉ tỉnh giấc khi bị tác động mạnh.
Các cặp vợ chồng là những “nạn nhân” của sexsomnia thường giấu kín mọi chuyện vì xấu hổ. Việc “hành sự” không tự nguyện này có thể đẩy họ vào tình trạng ly thân hoặc ly hôn do thiếu kiến thức.
Riêng với người mắc bệnh, áp lực tinh thần không chỉ đến từ bạn đời mà còn ở mặc cảm bản thân. Họ ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ vì nghĩ rằng mình mắc bệnh tâm thần.
Hành vi tình dục trong khi ngủ rất đa dạng, có thể vô hại như ôm hôn, vuốt ve… hoặc nguy hiểm như “hành sự” với một người xa lạ nào đó.
Một người đàn ông ở Toronto, Canada, từng ra tòa vì tội cưỡng dâm khi đang ngủ. Anh ta được xử trắng án. Nhiều người cho rằng bản án đã tạo một “lối thoát” mới cho “yêu râu xanh” thực sự.
Theo các nhà khoa học đây là một dạng của mộng du, mọi “tội lỗi” đều xuất phát từ cơ chế đánh thức của não bộ. Do tác động của quá trình sinh lý, hầu hết cúng ta đều được não đánh thức và chuyển từ trạng thái ngủ say dần tỉnh sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn.
Với sexsomnia, cơ thể được não đánh thức một cách không triệt để. Người bệnh rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa ngủ say.
Nếu có người thân từng mắc chứng mộng du, bạn cũng có nguy cơ nhiễm sexsomnia. Ma túy, rượu, căng thẳng, đời sống tình cảm chưa như ý đều có thể khiến bạn mắc bệnh này.
Nếu không điều trị kịp thời, sexsomnia sẽ khiến nạn nhân bị rối loạn tâm lý, trầm cảm.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất vẫn là liệu pháp tâm lý kết hợp với y học trong các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Cụ thể như trò chuyện, thư giãn, quy định và duy trì giờ ngủ hợp lý cùng các loại thuốc hỗ trợ.
Vợ chồng nên ngủ riêng cho đến khi khỏi bệnh. Sự tiếp xúc giữa hai cơ thể rất dễ “khởi động” cơ chế đánh thức não bộ.
Ngăn ngừa bệnh bằng cách sống thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu, tuyệt đối không dùng các chất kích thích. Khi có biểu hiện lạ, hãy gặp chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn.