Viết sử cần chính xác, thống nhất

Vừa rồi, tình cờ tôi đọc cuốn sách giáo khoa thí điểm lớp 11 (Ban Khoa học xã hội và nhân văn), tập 2, bộ 1, NXB Giáo dục xuất bản tháng 8-2005. Trang 80, tôi thấy các tác giả ghi: “Ngày 8-2-1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc”.

Không tin vào trí nhớ của mình sau nhiều năm rời ghế nhà trường, tôi lục tìm một số tư liệu lịch sử thấy ghi ngày 28-1-1941. Vậy thì sách giáo khoa đúng, hay các tư liệu lịch sử tôi đã kiểm tra đúng? Trang 81, sách giáo khoa ghi: “Sau nửa tháng đi bộ, ngày 29-8-1942, vừa tới Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây thì bị cảnh sát Tưởng Giới Thạch bắt giữ vì bị tình nghi là “Hán gian” (người Hán làm tay sai cho Nhật)”. Ở đây, tôi không bàn về chữ nghĩa, chỉ nói tư liệu lịch sử ghi Bác bị bắt ở Túc Vinh ngày 27-8-1942 và Túc Vinh là một thôn ở huyện Thiên Bảo chứ không phải huyện Tĩnh Tây. Cũng có khi Túc Vinh ngày nay đã trở thành thị trấn và đã sáp nhập vào huyện Tĩnh Tây và tôi chưa có điều kiện tìm hiểu, nhưng ít ra các tác giả phải nói rõ ngày đó là vậy, nay là vậy chứ không thể đánh đố học sinh; còn ngày 29 và ngày 27: ngày nào đúng? Cũng ở trang 81: “Chúng giam cầm và đày đọa Người rất dã man trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần ba mươi nhà giam của mười ba huyện”. Bài thơ “Đến Cục Chính trị chiến khu IV” trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, Bác viết: “Giải quá Quảng Tây thập tam huyện/ Trú liễu thập bát cá giam phòng”. Nam Trân dịch: “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”. Như vậy, tôi nghĩ Bác viết về mình chắc chắn đúng hơn các tác giả sách giáo khoa viết về Bác.

Ngoài ra, trong lịch sử ta nhân vật Trần Khắc Chân hay Trần Khát Chân, Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh? Xin ai đó đừng nói Khắc cũng như Khát, Châu cũng như Chu. Trong cuộc sống, chúng ta từng thấy họ, tên, chữ lót giống nhau mà người khác nhau chứ đừng nói chữ lót khác nhau. Cụ thể trong lịch sử hiện đại, chúng ta có những hai Hoàng Minh Giám. Một Hoàng Minh Giám (1904-1995) từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa trong hai nhiệm kỳ (1955, 1959); một Hoàng Minh Giám (1913-1992) tức nhà văn Chu Thiên, từng là cán bộ giảng dạy Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Gần đây, trên nhiều con đường ở TPHCM treo những banner về công trạng một số nhân vật nữ có công với đất nước. Đây là cách tuyên truyền, giáo dục lịch sử khá ấn tượng, nhưng tôi thấy một banner ghi tïn Nguyïîn Thõ Tõch. Ai àaä hoåc taác phêím “Ngûúâi meå cầm súng” của Nguyễn Thi đều biết nhân vật chính của tác phẩm này là Nguyễn Thị Út có chồng tên Tịch nên gọi là chị Út Tịch, chứ chưa có tài liệu nào ghi tên chị là Nguyễn Thị Tịch cả.

Với một số thực tế như vậy, tôi nghĩ người học, người đọc lịch sử nước nhà có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu lịch sử. Nếu chúng ta không sớm thống nhất chấn chỉnh thì mong muốn “Dân ta phải biết sử ta” sẽ càng lúc càng xa vời.